Các tỷ phú Nhật Bản: Bất chấp đại dịch, tổng tài sản chỉ giảm 5%

Các tỷ phú Nhật Bản không phải chịu quá nhiều tác động do Covid-19 gây ra, với tổng số tài sản của họ chỉ giảm khoảng 5% xuống 168 tỷ USD.
Các tỷ phú Nhật Bản: Bất chấp đại dịch, tổng tài sản chỉ giảm 5%

Với tình hình hiện tại, mặc dù Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 1 nghìn tỷ USD để chống lại sự sụp đổ kinh tế do đại dịch, Nhật Bản vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Với tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia và sự chậm trễ trong việc tổ chức Thế vận hội Olympic cho đến năm sau, chắc chắn các DN Nhật Bản đều chịu thiệt hại không hề nhỏ. 

Dù vậy, nhưng theo thống kê của Forbes cho thấy, 50 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản, cho đến nay, lại không gặp quá nhiều ảnh hưởng, với tổng số tài sản của họ chỉ giảm 5% xuống 168 tỷ USD kể từ lần cuối ước tính vào tháng 3/2019. Đồng yên thời gian qua thậm chí còn tăng nhẹ so với đồng USD, mặc dù chỉ số Nikkei 225 giảm hơn 11% so với cùng kỳ. 

Nhìn chung, chỉ khoảng 28 tỷ phú trong danh sách phải chịu sự suy giảm trong khối giá trị tài sản ròng của họ. Tài sản của tỷ phú ngành bán lẻ Tadashi Yanai đã giảm 2,6 tỷ USD khi chuỗi các cửa tiện lợi Fast Retailing của ông tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu lần lượt phải tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên, tỷ phú Yanai vẫn giữ vững vị trí người đàn ông giàu nhất Nhật Bản với 22,3 tỷ USD. 

Người sáng lập SoftBank Masayoshi Son đã phải chịu "cú đánh” mạnh nhất vì đồng USD, sau khi IPO của WeWork - có SoftBank là cổ đông lớn nhất -  bất thành. Giá trị tài sản ròng của ông Masayoshi giảm 3,5 tỷ USD xuống còn 20,5 tỷ USD. Trước những lo ngại của các nhà đầu tư về những khoản đầu tư của SoftBank, ông Masayoshi đã tuyên bố sẽ bán khối tài sản trị giá 41 tỷ USD.

Ngược lại, đã có 17 tỷ phú trong danh sách chứng kiến sự gia tăng trong khối tài sản của mình, điển hình là Takemitsu Takizaki. Nhà sáng lập Keyence - đơn vị sản xuất cảm biến, đã “bỏ túi” thêm 1,2 tỷ USD - với mức tài sản hiện có là 19,8 tỷ USD. Cùng với ông Takizaki, tỷ phú Masahiro Noda, người sáng lập công ty tích hợp hệ thống IT Obic, đã thấy được khối tài sản của mình tăng thêm 1/3 lên 3,14 tỷ USD nhờ vào mức tăng 32% của cổ phiếu Obic. 

Trong danh sách năm nay có thêm sự góp mặt của một vài doanh nhân mới, bao gồm ông Shigefumi Wada - đồng sáng lập Obic, ông Yoshio Tsuchiya, ông Masaru Wasami … Bên cạnh đó, một vài nhân vật trước đây đã quay trở lại hàng ngũ 50 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản, điển hình như ông Hirokazu Sugiura, ông Yoji Sato, ông Yusaku Maezawa …

Nguồn: Forbes

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…