Dự án nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ chậm 7 năm, vượt ngân sách 17 tỷ USD

Nhà máy điện hạt nhân Vogtle có thể là nhà máy điện đắt nhất từ trước đến nay

Georgia Power Co. công bố lò phản ứng điện hạt nhân Vogtle của họ có thể đạt sản lượng điện tối đa vào cuối tuần này. Nhưng dự án này đã tiêu tốn 31 tỷ USD vốn chủ sở hữu và chậm tiến độ 7 năm…

Hai nhà máy điện hạt nhân Vogtle tổ máy số 3 và 4 là lò phản ứng đầu tiên của Mỹ được xây dựng từ đầu trong nhiều thập kỷ. Trong đó, tổ máy số 3 của Vogtle bắt đầu phát điện vào tháng 3 và dự kiến sẽ đi vào vận hành thương mại vào tháng 6. Tổ máy số 4 cũng được cho là sẽ hoàn thành vào đầu năm 2024.

Georgia Power và công ty mẹ Southern Co. đã nói rằng các lò phản ứng này là một chiến thắng. Chris Womack, trước khi thăng chức để trở thành Giám đốc điều hành của Southern Co., nói rằng sự thành công của Vogtle sẽ mang đến nguồn điện đáng tin cậy và chi phí nhiên liệu rẻ cho 2,7 triệu khách hàng của công ty trong nhiều thập kỷ.

Ông Womack cho biết vào tháng 1 tại Vogtle: “Chúng tôi thấy một số thách thức mà chúng tôi phải đối mặt. Nhưng vâng, nó đem lại giá trị. Đây là sự đóng góp giá trị cho khách hàng, cho nhà nước, cho mạng lưới năng lượng, cho việc khôi phục ngành công nghiệp hạt nhân và cho thấy rằng chúng ta có thể làm được những điều khó khăn”.

nhà máy điện hạt nhân
Các lò phản ứng của Tổ máy số 3 và 4 tại nhà máy điện hạt nhân Vogtle của Georgia Power tháng 3/2023

Các dự án được cho là sẽ đánh dấu sự tái sinh của ngành công nghiệp hạt nhân Mỹ, nhưng việc xây dựng dường như khó khăn mặc dù có sự hỗ trợ nhất quán của liên bang. Một số lời hứa chính của Vogtle như xây dựng các mô-đun bên ngoài và vận chuyển chúng để lắp ráp tại chỗ rẻ hơn đã không thành công.

Đồng thời, một báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ nêu chi tiết những thất bại khác của Vogtle như ông việc bắt đầu với thiết kế chưa hoàn chỉnh và các nhà quản lý liên tục thất bại trong việc lên lịch trình thực tế cho các nhiệm vụ. Trong khi đó, công nhân có kinh nghiệm bị thiếu hụt và công việc bị lỗi thường phải làm lại. Đồng thời, nhiều công nhân bỏ việc để làm công việc khác và đại dịch COVID-19 dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao.

Cùng với đó, các tính toán cho thấy điện của Vogtle sẽ không rẻ hơn so với các nguồn điện khác, ngay cả sau khi chính phủ liên bang giảm chi phí bằng cách đảm bảo hoàn trả khoản vay 12 tỷ đô la.

Tuy nhiên, các nhà quản lý cho rằng Vogtle là sự lựa chọn đúng đắn. Tricia Pridemore, chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Công cộng cho biết: “Vogtle 3 và 4 sẽ là một thành công không chỉ đối với Georgia mà còn đối với đất nước chúng ta vào thời điểm chúng đi vào hoạt động”. Bà lập luận rằng năng lượng hạt nhân cung cấp năng lượng sạch với giá cả không bị ảnh hưởng bởi sự dao động của thị trường quốc tế và việc xây dựng Vogtle đã nâng cao chuyên môn kỹ thuật hạt nhân của Mỹ.

Trước đó, Southern Co. từng hợp tác với ba công ty tiện ích khác và ba nhà thiết kế lò phản ứng hạt nhân bao gồm Westinghouse Electric Co. để xin giấy phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Sự chậm trễ trong xây dựng đội vốn đã khiến Westinghouse Electric Co., một gã khổng lồ trong lịch sử công nghiệp Mỹ, rơi vào tình trạng phá sản khi công ty không thể thu hồi các khoản vượt chi. Hai trong số các lò phản ứng được lên kế hoạch ở Carolina của Southern Co. đã bị bỏ hoang giữa chừng trong quá trình xây dựng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…