Dự trữ ngoại hối của nhiều quốc gia châu Á giảm mạnh

Dự trữ ngoại hối tại nhiều nước châu Á đang giảm, làm dấy lên lo ngại về khả năng can thiệp cứu nội tệ nếu USD tăng giá quá mạnh.

Theo Standard Chartered, một chỉ số theo dõi dự trữ ngoại hối - đo bằng số tháng một nước có thể dùng dự trữ để nhập khẩu hàng hóa - đã giảm về 7 với nhóm nước mới nổi ở châu Á (trừ Trung Quốc).

Con số này hiện thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Đầu năm nay, số liệu này còn là 10. Thậm chí tháng 8/2020, nó còn lên 16.

Cụ thể: dự trữ tương đương 9 tháng nhập khẩu tại Ấn Độ, 6 tại Indonesia, 8 tại Philippines.
Việc này đang làm dấy lên lo ngại khả năng bảo vệ nội tệ của các nước sẽ giảm, Divya Devesh - Giám đốc nghiên cứu ngoại hối tại Asean và Nam Á tại Standard Chartered nhận định. "Nhìn chung, chúng tôi dự báo chính sách ngoại hối của các ngân hàng trung ương sẽ giảm tính hỗ trợ so với trước", ông nói.

Khối dự trữ của Ấn Độ và Thái Lan đã giảm lần lượt 81 tỷ USD và 32 tỷ USD trong năm nay. Con số này với Hàn Quốc là 27 tỷ USD, Indonesia là 13 tỷ USD và Malaysia là 9 tỷ USD.

Theo số liệu của Bloomberg, Thái Lan ghi nhận mức giảm dự trữ ngoại hối trên GDP mạnh nhất. Theo sau là Malaysia và Ấn Độ.

-8188-1663042445.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_BVQDXOeh2IzEUo28_0GvA

Tỷ lệ dự trữ ngoại hối của các nước châu Á trên GDP năm 2021 (đen) và hiện tại (hồng). Biểu đồ: Bloomberg

Ngân hàng trung ương các nước châu Á mới nổi dựa vào dự trữ ngoại hối để bảo vệ nội tệ khi đồng đôla tăng mạnh sau chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Việc Fed nâng lãi suất khiến dòng tiền chảy mạnh vào Mỹ. Nếu khả năng can thiệp của châu Á vào thị trường giảm, nội tệ các nước này sẽ càng mất giá hơn nữa. Nhiều đồng tiền gần đây đã xuống thấp kỷ lục.

Dù vậy, Devesh cho rằng sự can thiệp của ngân hàng trung ương có thể thay đổi, từ bán USD sang mua USD, nếu mục tiêu của họ chuyển từ kìm hãm lạm phát nhập khẩu sang tăng cường xuất khẩu.

Một nguyên nhân khác khiến khối dự trữ giảm là USD mạnh lên so với các tiền tệ lớn khác, khiến giá trị của chúng quy đổi sang USD cũng thấp hơn.

"Với tốc độ dùng dự trữ hiện tại, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Indonesia đáng lo ngại. Tình hình tại Malaysia cũng xuống cấp hơn trước đây", Vishnu Varathan - Giám đốc Kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank nhận định.

Dù vậy, tình hình tại các nước mới nổi ở châu Á hiện còn tốt hơn so với các cuộc khủng hoảng trước, nhờ gây dựng được bộ đệm tài chính tốt hơn. Vài tháng gần đây, nhà đầu tư cũng chuyển sang các thị trường này, vì tự tin các nước này có tăng trưởng cao hơn và chính sách mang tính hỗ trợ, từ đó đem lại lợi nhuận tốt hơn.

Việc USD tăng mạnh gần đây khiến nhân dân tệ tiến sát mốc quan trọng là 7 nhân dân tệ một USD. Trong khi đó, won Hàn Quốc cũng xuống thấp nhất kể từ năm 2009. Rupee Ấn Độ và peso Philippines gần đây cũng lập đáy mới so với USD. Hiện tại, thị trường chờ đợi số liệu lạm phát Mỹ, sẽ công bố hôm nay, để có thêm manh mối về quá trình nâng lãi của Fed.

Giới chức ngân hàng trung ương các nước châu Á gần đây cũng tích cực thông báo can thiệp. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda tuần trước bày tỏ lo ngại về biến động của đồng Yen. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Shaktikanta Das cũng cho biết họ can thiệp vào thị trường tiền tệ gần như mỗi ngày. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc khẳng định sẽ có động thái bình ổn nội tệ.

"Các ngân hàng trung ương đang gặp khó", Varathan cho biết, "Đồng USD mạnh lên, rủi ro suy thoái và lạm phát tăng tốc khiến họ không thể nghĩ rằng rủi ro đã đi qua".

Xem thêm

Việt Nam có 41 tỷ USD dự trữ ngoại hối

Việt Nam có 41 tỷ USD dự trữ ngoại hối

Dự trữ ngoại hối đạt 41 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Lần đầu tiên trong lịch sử có trên 110.000 doanh nghiệp thành lập mới. Lượng khách du lịch quốc tế lần đầu tiên đạt 10 triệu...

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".