EU công bố thuế nhập khẩu gạo xát, xuất khẩu gạo của Việt Nam có gặp khó?

Ngày 8/9/2022, Ủy ban châu Âu đã đăng công báo quy định số 2022/1481 về thuế nhập khẩu gạo xát vào EU. Quy định này có ảnh hưởng gì với gạo xuất khẩu của Việt nam vào EU?

Theo công báo của Ủy ban châu Âu, thuế nhập khẩu đối với gạo xát trắng thuộc mã CN 1006 20, không phải gạo basmati xát vỏ với các giống được đề cập trong Điều 1 của Quy định Ủy ban (EC) số 972/2006 (4), sẽ là 65 EUR / tấn. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký (tức ngày 8/9/2022).

EU vừa công bố thuế nhập khẩu gạo xát
EU vừa công bố thuế nhập khẩu gạo xát

Tìm hiểu của chúng tôi được biết, cam kết từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm.

Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.

Do đó, bên cạnh những lợi thế từ EVFTA, chúng ta cũng phải tự nâng cao chất lượng của hạt gạo Việt Nam cũng như thay đổi cách tiếp cận thị trường để có thể chiếm lĩnh mở rộng thị phần được nhiều hơn nữa.

Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp tục chiến lược chất lượng, gia tăng giá trị sẽ giúp gạo Việt duy trì lợi thế cạnh tranh tại thị trường này.

Xem thêm

Đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường, không tính hạn ngạch

Đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường, không tính hạn ngạch

Sáng nay, Bộ Công Thương đã chủ trì Hội nghị về việc rà soát lượng gạo hàng hóa tồn đọng tại cảng nhằm phục vụ công tác điều hành XK gạo. Lãnh đạo nhiều địa phương tại ĐBSCL và các DN tham dự cùng đồng loạt đề xuất cho XK trở lại và không tính hạn ngạch.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.