EU ra luật siết chặt quản lý các "đại gia công nghệ"

Đạo luật của EU đặt ra một danh sách những yêu cầu với các công ty như Google, Amazon... phải chia sẻ một số loại dữ liệu nhất định với các đối thủ và cơ quan quản lý.
EU ra luật siết chặt quản lý các "đại gia công nghệ"

EU chính thức công bố các dự thảo luật nhắm vào những “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Amazon và Facebook. Một bộ quy tắc có tên Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) nhắm đến những ông ty đạt doanh thu hàng năm trên 6,5 tỷ euro ở châu Âu trong ba năm qua, có giá trị thị trường 65 tỷ euro và cung cấp một dịch vụ nền tảng cốt lõi ở ít nhất ba quốc gia EU, bên cạnh một số tiêu chí khác.

Đạo luật trên đặt ra một danh sách những yêu cầu với các công ty kể trên. Đơn cử như các đại gia công nghệ này phải chia sẻ một số loại dữ liệu nhất định với các đối thủ và cơ quan quản lý. Cùng với đó là những điều bị hạn chế, bao gồm việc các công ty phải ngừng ưu tiên các dịch vụ riêng trên nền tảng của mình.

Đạo luật cũng kêu gọi áp mức phạt lên đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm cho các công ty không tuân thủ, hoặc thậm chí yêu cầu chia tách hoạt động kinh doanh như là một phương sách cuối cùng.

Bộ quy tắc thứ hai là Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) cũng nhắm mục tiêu đến các nền tảng trực tuyến lớn có hơn 45 triệu người dùng.

Những nền tảng này phải tìm cách giải quyết các nội dung bất hợp pháp, tránh việc lạm dụng nền tảng nhằm vi phạm các quyền cơ bản của người dùng, kiểm soát việc cố ý thao túng nền tảng để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và sức khỏe cộng đồng, cùng một số yêu cầu khác.

Nếu không đáp ứng, các công ty sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 6% doanh thu toàn cầu.

Các công ty cũng sẽ phải hiển thị chi tiết về quảng cáo chính trị trên nền tảng của họ, cùng các thông số mà thuật toán sử dụng để đề xuất và xếp hạng thông tin.

Theo các nguồn thạo tin, những “đại gia” sẽ phải chịu quản lý chặt chẽ hơn bao gồm Facebook, Google, Amazon, Apple, Microsoft và SnapChat của Mỹ, Alibaba và Bytedance của Trung Quốc, Samsung của Hàn Quốc và Booking.com của Hà Lan.

Hai dự thảo luật sẽ trải qua một quá trình phê chuẩn lâu dài và phức tạp, với 27 quốc gia của EU, Nghị viện châu Âu và cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của các công ty cùng hiệp hội thương mại đều sẽ có ảnh hưởng đến bản thảo luật cuối cùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...