EU, Ukraine phản đối đề nghị tái kết nạp Nga vào G7 của TT Donald Trump

TT Ukraine vào thứ Năm (22/8) đã gay gắt phản đối việc TT Trump đề nghị tái kết nạp Nga vào nhóm Bảy nền kinh tế tiên tiến (G7).
EU, Ukraine phản đối đề nghị tái kết nạp Nga vào G7 của TT Donald Trump

TT Hoa Kỳ Donald Trump cho biết vào thứ Ba (20/8), trước thềm cuộc họp G7 do Pháp tổ chức vào cuối tuần này rằng việc đưa Nga quay trở lại gia nhập G8 là “khá thích hợp”. Tuy nhiên; Đức, Pháp, Anh – tất cả các thành viên G7 – đã nhanh chóng từ chối đề nghị này, lưu ý lại rằng Nga đã bị loại trừ khỏi nhóm sau khi nước này chiếm đóng Crimea của Ukraine đồng thời ủng hộ một cuộc nổi dậy chống Kiev (anti-Kiev) ở khu công nghiệp Donbas miền đồng Ukraine.

“Không có gì thay đổi kể từ tháng 3/2014; khi Nga bị loại khỏi G8. Crimea vẫn bị chiếm đóng như trước đây, Donbas vẫn phải chịu chiến tranh!” TT Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết.

Nhận thấy quan điểm đó, một quan chức của Liên minh châu Âu chia sẻ rằng việc tái kết nạp Nga vào G8 mà không có điều kiện nhất định sẽ gây phản tác dụng – một dấu hiệu của sự yếu kém. “EU vẫn duy trì những quan điểm cứng rắn trong việc loại bỏ Nga khỏi G8 như 5 năm trước đây. Do đó, EU phản đối ý tưởng khôi phục vị trí của Nga tại G7 hiện tại.”

EU và Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga về vai trò của nước này trong cuộc xung đội Ukraine khiến 13.000 người đã thiệt mạng, theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc. Cho đến nay, các cuộc chiến đấu vẫn đang tiếp tục diễn ra tại Donbas, mặc dù ở một cường độ thấp hơn.

Một tiến trình hoà bình được Berlin và Paris thúc đẩy đã bị đình trệ.

Phát biểu tại Berlin vào hôm kia (21/8), thủ tướng Anh Boris Johnson đã trích dẫn vụ đầu độc một cựu điệp viên hai mang của Nga tại Anh vào năm ngoái là một trong những lí do không nên tái kết nạp Nga vào G7. Anh và EU đã đổ lỗi cho về cuộc tấn công đó. Điện Kremlin lập tức phủ nhận mọi liên quan.

TT Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gọi điện cảm ơn Thủ tướng Anh Boris Johnson vì đã lên tiếng ủng hộ chủ quyền của Ukraine, văn phòng TT Ukraine cho biết.

Sự bất đồng về các cách “cư xử” với Nga – khi chính TT Trump lại có những lời ca ngợi TT Putin mặc cho sự chỉ trích từ các quốc gia khác – là một trong những vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ được đưa ra tại cuộc họp G7 sắp tới, bao gồm có Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Canada và Hoa Kỳ.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?