Ford chịu mất gần 300 triệu USD để dàn xếp bê bối túi khí Takata

Ford Motor đã đồng ý trả ít nhất 299 triệu USD để giải quyết vụ kiện về việc hơn 6 triệu xe bị lỗi túi khí Takata. Sau khi Honda, Toyota, Nissan, Mazda Motor, Subaru và BMW đồng ý khoản bồi thường với
Ford chịu mất gần 300 triệu USD để dàn xếp bê bối túi khí Takata

Đơn kiện được nộp lên tòa án liên bang của Mỹ ở Miami. Con số 299 triệu USD kể trên sẽ đến tay chủ sở hữu của khoảng 3,8 triệu xe Ford trang bị các túi khí bị lỗi của Takata, hãng cung cấp phụ tùng Nhật Bản từng là trung tâm của “cơn bão” túi khí khiến không ít ông lớn trong ngành công nghiệp lao đao.

Ford cho biết: Hiện mới có 938 nghìn trong tổng số 3,8 triệu phương tiện nằm trong diện triệu hồi được sửa chữa. Nhà sản xuất cũng khuyến cáo chủ sở hữu bị ảnh hưởng đem xe đến các cơ sở của hãng để khắc phục sự cố sớm nhất có thể.

"Đến nay, các túi khí bị lỗi với nguy cơ làm văng mảnh kim loại vào hành khách trên xe liên quan đến ít nhất 13 trường hợp tử vong và 180 người khác bị thương tại Mỹ.

Ford là hãng xe mới nhất chấp nhận dàn xếp rắc rối pháp lý liên quan đến túi khí Takata. 

Trước đó, 6 nhà sản xuất ô tô, bao gồm Honda, Toyota, Nissan, Mazda Motor, Subaru và BMW cũng dính lỗi tương tự và đã đồng ý khoản bồi thường với tổng trị giá hơn 1,2 tỷ USD. Riêng tại Mỹ, các nhà sản xuất ô tô đã thu hồi ít nhất 42 triệu xe sử dụng túi khí Takata bị lỗi.

Có ít nhất 23 trường hợp tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến lỗi túi khí của hãng Takata. Vấn đề này đã châm ngòi cho cuộc thu hồi sản phẩm lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.

Đây là kết quả sau vài tuần đàm phán giữa Ford và luật sư đại diện bên nguyên đơn. Tuy nhiên, nó phải được đa số nguyên đơn và tòa án chấp thuận.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...