Sau Brexit, Anh có thể phải trả tiền để được tiếp cận thị trường EU

Chính phủ Anh sẽ xem xét việc đóng tiền vào ngân quỹ của EU để được tiếp tục tiếp cận thị trường chung của khối sau khi Anh rời khỏi liên minh này.
Sau Brexit, Anh có thể phải trả tiền để được tiếp cận thị trường EU

Bộ trưởng phụ trách quá trình Anh rời Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit, ông David Davis vừa tiết lộ Chính phủ Anh sẽ xem xét việc đóng tiền vào ngân quỹ của EU để được tiếp tục tiếp cận thị trường chung của khối sau khi Anh rời khỏi liên minh này.

Phát biểu của ông Davis ngay lập tức khiến đồng bảng Anh lên giá.

Ông Davis là Bộ trưởng đầu tiên trong chính phủ của đảng Bảo thủ Anh nói ra điều mà nhiều nhà phân tích đã gợi ý trong thời gian qua sau khi đa số cử tri Anh bỏ phiếu đồng ý rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu vừa qua.

Theo ông David Davis, Chính phủ Anh có thể sẽ cam kết đóng góp vào ngân quỹ EU để "có thể nhận được các thỏa thuận tốt hơn cho hàng hóa và dịch vụ của Anh tại EU."

"Điều này hàm ý về khả năng Anh giữ quan hệ với EU và vẫn nằm trong thị trường chung của khối - hay còn gọi là "Brexit nhẹ," chứ không phải là cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ.

Cho đến nay, một số nước không phải thành viên EU như Na Uy và Thụy Sỹ cũng đều phải đóng góp vào quỹ của khối này để có thể tiếp cận thị trường chung hơn 500 triệu dân này, cho dù hai nước này nhận quy chế khác nhau. Na Uy tham gia toàn bộ thị trường chung EU, còn Thụy Sỹ chỉ tham gia một phần.

Trên nguyên tắc, một nước không phải thành viên EU vẫn có thể tham gia thị trường chung EU nhưng phải chịu thuế nhập khẩu khi bán hàng vào khối này.

Đồng bảng Anh ngay lập tức tăng lên mức 1 bảng đổi được 1,2628 USD, cao nhất từ ngày 11/11 vừa qua.

Có thể bạn quan tâm

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…