“Gã khổng lồ” Stellantis tìm đến Úc cho nguồn cung vật liệu xe điện

Một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Stellantis đang chuyển hướng sang Úc để tìm kiếm các nguồn cung vật liệu cần thiết cho chiến lược xe điện của mình trong những năm tới.
“Gã khổng lồ” Stellantis tìm đến Úc cho nguồn cung vật liệu xe điện

Stellantis cho biết trong một biên bản ghi nhớ liên quan đến “việc giao dịch các sản phẩm nikel và cobalt sulphate cấp pin trong tương lai”, được ký kết với GME Resources Limited niêm yết tại Sydney. Theo Stellantis, Biên bản ghi nhớ tập trung vào các vật liệu có nguồn gốc từ Dự án NiWest Nickel-Cobalt, được dự kiến phát triển ở Tây Úc.

Nhà sản xuất ô tô đã mô tả NiWest là một hoạt động sẽ sản xuất khoảng 90.000 tấn nikel và cobalt sulphate cấp pin" cho thị trường xe điện mỗi năm. “Cho đến nay, hơn 30 triệu AUD (khoảng 18,95 triệu USD) đã được đầu tư vào khoan, thử nghiệm luyện kim và các nghiên cứu phát triển”. Một nghiên cứu khả thi cuối cùng cho dự án sẽ bắt đầu trong tháng này.

Trong tuyên bố hôm 10/10, Stellantis - sở hữu các thương hiệu bao gồm Fiat, Chrysler và Citroen - đã đề cập đến mục tiêu đạt tất cả doanh số bán hàng ở châu Âu là phương tiện chạy bằng pin điện vào năm 2030. Ở Mỹ, họ muốn có “ít nhất 50% doanh số bán hàng là ô tô chở khách và xe tải hạng nhẹ chạy điện” trong cùng một khung thời gian.

Maxime Picat, Giám đốc mua hàng và chuỗi cung ứng tại Stellantis, cho biết: “Đảm bảo nguồn nguyên liệu thô và nguồn cung cấp pin sẽ củng cố chuỗi giá trị của Stellantis đối với sản xuất pin xe điện.

Các kế hoạch xe điện của Stellantis đặt công ty vào cuộc cạnh tranh với các “ông lớn” khác như Tesla của Elon Musk, Volkswagen, Ford hay GM. 

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán xe điện sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay. Sự mở rộng của lĩnh vực này và các yếu tố khác đang tạo ra điểm áp lực cho nguồn cung pin - một thành phần cực kỳ quan trọng cho xe điện. 

IEA lưu ý: “Sự gia tăng nhanh chóng doanh số bán xe điện trong thời kỳ đại dịch như một bài thử cho khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng pin, và cuộc chiến Nga - Ukraine nay càng làm trầm trọng thêm thách thức”, Cơ quan đồng thời cho biết thêm rằng giá của các vật liệu như lithium, cobalt và nikel “đã tăng lên.”

Vào tháng 5/2022, giá lithium cao hơn bảy lần so với đầu năm 2021, do nhu cầu pin xe điện tăng cao chưa từng có, thiếu đầu tư cơ cấu vào khả năng cung cấp mới là hai yếu tố chính."

Vào tháng 4 năm nay, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Volvo Cars dự đoán rằng sự khan hiếm nguồn cung pin sẽ trở thành một vấn đề cấp bách đối với lĩnh vực”, và cho biết công ty đã đẩy mạnh đầu tư để khẳng định chỗ đứng trên thị trường. “Tôi nghĩ rằng nguồn cung pin sẽ còn khan hiếm hơn nữa trong những năm tới. Và đó là một trong những lý do tại sao chúng tôi thực hiện khoản đầu tư đáng kể vào Northvolt: Để có thể kiểm soát không chỉ nguồn cung của chính mình mà còn thực sự bắt đầu phát triển các cơ sở sản xuất và hóa pin của riêng mình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…