Giá Bitcoin “nhảy múa” lên mốc cao kỷ lục mới

Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào 8/3 sau một tuần giao dịch đầy biến động, khi cơn sốt tiền điện tử tiếp tục lan rộng trong cộng đồng đầu tư…

Giá Bitcoin “nhảy múa” lên mốc cao kỷ lục mới

Theo dữ liệu từ Coin Metrics, đồng tiền điện tử giá trị nhất thế giới Bitcoin trong ngày 8/3 có thời điểm chạm mốc cao kỷ lục 70.170 USD, được thúc đẩy bởi nhu cầu của nhà đầu tư đối với các sản phẩm tiền điện tử và kỳ vọng lãi suất toàn cầu sẽ giảm.

Sau khi vượt ngưỡng 70.000 USD, giá Bitcoin đã nhanh chóng giảm xuống và được giao dịch quanh vùng 68.317,72 USD.

Đà tăng của Bitcoin bắt đầu vào khoảng thời gian thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa. Với sự ra đời của các quỹ giao dịch ETF Bitcoin ở Mỹ, nhiều diễn biến đáng chú ý của đồng tiền điện tử này có xu hướng diễn ra trong giờ giao dịch chứng khoán truyền thống.

Các tín hiệu đi lên của Bitcoin trong đầu phiên một phần được thúc đẩy bởi việc các nhà đầu tư phân tích báo cáo việc làm tháng 2 của Mỹ, với hy vọng rằng tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và mức tăng trưởng việc làm thấp hơn so với báo cáo trong tháng 12 và tháng 1 sẽ là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chuẩn bị cho chu kỳ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Giao dịch tiền điện tử đặc biệt có nhiều biến động trong tuần này. Sau khi đạt kỷ lục vào 5/3, Bitcoin nhanh chóng đảo chiều và giảm tới 10%, kéo theo các loại tiền điện tử và cổ phiếu tiền điện tử khác, nhưng đã phục hồi phần lớn khoản lỗ đó vào ngày hôm sau. Theo TradingView, chỉ số biến động Bitcoin đang ở mức cao nhất trong gần một năm.

Một số ý kiến cho rằng rất khó có thể thoát khỏi bản chất đầu cơ của những tài sản này. Antoni Trenchev, đồng sáng lập nền tảng cho vay tiền điện tử Nexo, cho biết: “Sự biến động chính là yếu tố xác định thị trường giá lên của Bitcoin và năm 2024 sẽ tràn ngập những đợt sụt giảm đột ngột và đau đớn từ 10% đến 20%”.

Việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ phê duyệt 11 quỹ ETF Bitcoin vào cuối tháng 1 đã đánh dấu một bước ngoặt cho ngành, như một cơn gió xuân thổi vào “mùa đông tiền điện tử” kéo dài 18 tháng được ghi nhận bởi một loạt các vụ phá sản và bê bối doanh nghiệp nổi tiếng.

Theo dữ liệu LSEG, dòng tiền ròng chảy vào 10 quỹ ETF Bitcoin lớn nhất nước Mỹ đã đạt mức 2,2 tỷ USD trong tuần kết thúc vào ngày 1/3, với hơn 2 tỷ USD trong số đó được chuyển vào iShares Bitcoin Trust của BlackRock.

Sự lạc quan gần đây đối với Bitcoin cũng đã lan sang các token kỹ thuật số khác, đặc biệt là ether, đứng thứ hai sau bitcoin về tổng giá trị thị trường. Ether đã tăng hơn 60% kể từ đầu năm.

Cùng trong ngày 8/3, Ether đã tăng 1,62% ở mức 3.939,84 USD.

Cổ phiếu tiền điện tử cũng lên giá, với Coinbase tăng 8,2% trong khi Riot Platforms và Marathon Digital lần lượt bổ sung thêm mức tăng 5,1% và 9,6%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...