Giá dầu tăng sau nghi ngờ hai tàu chở dầu bị tấn công

Giá dầu đã tăng 4% vào 13/6 sau thông tin về một cuộc tấn công đáng ngờ nhằm vào tàu chở dầu ở vịnh Oman gần Iran và eo biển Hormuz.
Giá dầu tăng sau nghi ngờ hai tàu chở dầu bị tấn công

Hai chiếc tàu chở dầu Front Altair và Kokuka Courageous chở naphtha và mentanol đã được sơ tán và các thuỷ thủ đoàn đều may mắn được an toàn, theo các nguồn tin vận chuyển cho biết.

Có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng về việc tàu có khả năng bị trúng ngư lôi tấn công, tuy nhiên hàng hoá vẫn còn nguyên vẹn. Vụ việc xảy ra sau một số cuộc tấn công phá hoại vào tháng trước, nhắm vào các tàu ngoài khơi tiểu vương Fujairah – một trong những trung tâm hầm ngầm lớn nhất thế giới.

Hạm đội số năm của Hải quân Hoa Kỳ có trụ sở tại Bahrain cho biết họ đang hỗ trợ các tàu chở dầu sau khi nhận được các cuộc gọi báo nạn về cuộc tấn công bất ngờ. Các tàu của Vương quốc Anh, thuộc Hải quân Hoàng gia cũng cho biết họ đang làm rõ điều tra về vấn đề này. Các đội tìm kiếm và cứu hộ đã đón 44 thuỷ thủ từ hai tàu chở dầu bị hư hỏng, Thông tấn xã Hồi giáo đưa tin.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông John Bolton cho biết hôm 29/5 rằng có nhiều vũ khí thuỷ lôi có khả năng từ Iran đã được sử dụng để tấn công các tàu chở dầu ra khỏi Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào tháng trước, và cảnh báo Tehran không được thực hiện các hành động mới.

Căng thẳng ở Trung Đông leo thang kể từ khi TT Donald Trump rút khỏi hiệp ước hạt nhân đa quốc gia năm 2015 với Iran và áp dụng các biện pháp trừng phạt, nhắm vào mục tiêu xuất khẩu dầu mỏ chính của Tehran.

Việc tăng giá dầu cũng là một dấu hiệu cho thấy các thành viên OPEC đang có hướng đi đồng thuận với việc tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...