Giải pháp triệt để cho sự “tắc nghẽn” tại eo biển Hormuz

Có thể nói, sự thống trị của Iran tại eo biển Hormuz từ lâu đã khiến Ả Rập không cảm thấy hài lòng.
Giải pháp triệt để cho sự “tắc nghẽn” tại eo biển Hormuz

Hàng ngày, các con tàu chứa 16,5 triệu thùng dầu thô - gần 20% tổng lượng dầu tiêu thụ toàn thế giới - đi qua eo biển Hormuz, tuyến đường thuỷ khá hẹp nối giữa Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman. Trong thời gian vừa qua, có một thực tế đã thu hút sự chú ý của cả thế giới: Iran đã có những hành động kìm hãm trên tuyến vận chuyển quan trọng này, và do đó ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu.

Năm vừa qua, trong nỗ lực buộc Iran trở lại vòng đàm phán, Hoa Kỳ đã tiếp tục gia hạn các lệnh trừng phạt và tấn công mạnh mẽ vào nền kinh tế trong nước của Iran. Các mối đe doạ “ăn miếng trả miếng” theo sau, bao gồm cả việc TT Iran Hassan Rouhani bắt đầu công khai tuyên bố vượt ngưỡng làm giàu uranium trong khi Mỹ tăng cường quân sự và kêu gọi đồng minh tại khu vực Vịnh Ba Tư.

Vào ngày 12/5/2019, bốn tàu chở dầu thương mại neo đậu tại vùng biển Ả Rập ở eo biển Hormuz đã bị tấn công và hư hỏng nặng. Mỹ cáo buộc Iran. Iran phủ nhận trách nhiệm. Chính xác chỉ một tháng sau, hai tàu chở dầu đã bị pháo kích và đốt cháy ngay gần eo biển khiến các thuỷ thủ đoàn buộc phải từ bỏ và chạy thoát khỏi con tàu. Các quan chức Hoa Kỳ đã phát hành một video mà họ nói rằng có thể thấy sự tham gia của Iran. Cuối cùng, vào ngày 19/7,  hai tàu chở dầu treo cờ Vương quốc Anh đã bị nhóm Vệ binh Cách mạng Iran chiếm giữ ngay tại eo biển Hormuz. Một chiếc được thả, chiếc còn lại bị đưa đến cảng Bandar Abbas của Iran. Các cuộc trao đổi ngoại giao sơ bộ giữa Anh và Iran đã chỉ ra rằng hành động này được thực hiện chỉ nhằm trả đũa việc Anh bắt giữ con tàu chở dầu Grace 1 trước đó vài tuần tại Gibraltar vì nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của EU đối với Syria.

"Eo biển Hormuz nằm giữa bờ biển Iran và bán đảo Musandam - vùng đất nhô lên về phía Iran nhưng lại không hoàn toàn chạm tới. Ở đoạn hẹp nhất của eo biển Hormuz chỉ rộng có 21 hải lý. Các mảnh đất ở mũi đảo Musandam thuộc về Oman, mặc dù không tiếp giáp trực tiếp. Trong khi đó, khu vực nằm bên dưới lại thuộc về Ả Rập Thống nhất.

Sự thống trị của Iran tại eo biển Hormuz luôn khiến Ả Rập không hài lòng. Trở lại vào tháng 9/2015, Trung tâm Nghiên cứu Thế kỷ Ả Rập có trụ sở tại Ar Rập Saudi đã công bố một nghiên cứu đề xuất xây dựng kênh đào dài 950km nối liền Vịnh Ba Tư với Biển Ả Rập. Kênh đào này sẽ chạy từ bờ biển Ả Rập Saudi ngay phía nam Qatar và dừng tại bờ biển Yemen. Khoảng 630km sẽ chảy qua Ả Rập Saudi và 320km qua Yemen, giảm một nửa khoảng cách hiện đang được “bao phủ” bởi các tàu lớn đi qua Hormuz. Yemen hoặc Oman cũng sẽ được hưởng lợi tương tự từ khoảng 700km mỗi bên bờ và đầu dưới của kênh, tương đương lên tới 1 triệu việc làm có thể được giải quyết. Ước tính lạc quan ban đầu của dự án lên tới khoảng 80 tỷ USD.

Một dự án phát triển lớn như vậy sẽ phù hợp với kế hoạch đầy tham vọng nhằm hồi sinh đất nước - Tầm nhìn Saudi 2030, được đưa ra vào tháng 4 năm 2016 bởi Thái tử Mohammed bin Salman. Nếu kế hoạch đó thành công, vào thời điểm kỷ niệm thế kỷ của Ả Rập Saudi vào năm 2030, đất nước sẽ được chuyển đổi từ sự phụ thuộc hiện tại vào doanh thu dầu mỏ trở thành một xã hội kinh doanh hiện đại, tự do hoá. Sự thịnh vượng cũng sẽ được củng cố bởi phát triển công nghiệp, tài chính, kinh tế và thương mại. Họ tin rằng, kênh đào - với tên gọi Kênh Salman để vinh danh nhà vua - có thể sẽ được xây dựng trong vòng 5 năm.

Tuy nhiên, rất ít chi tiết về dự án này được nhắc đến trong vài năm vừa qua, và nó cũng không nằm trong các tài liệu công phu mô tả Tầm nhìn Saudi 2030. Mà thay vào đó là một kế hoạch ít tham vọng hơn để “vượt qua” eo biển Hormuz vốn đã tồn tại hơn một thập kỷ qua.

Quay trở lại năm 2008, Ả Rập Thống nhất đã xem xét một dự án được các kỹ sư người Anh lên ý tưởng để xây dựng một kênh đào 360km trên bán đảo Musandam, phía nam của vùng lân cận Ôman. Vào thời điểm đó, giá trị ước tính của dự án lên tới khoảng 200 tỷ USD, do kênh đào này sẽ phải cắt ngang dãy núi Haja, để có thể xuất hiện tại cảng dầu Fujairah trên bờ biển phía đông Ả Rập Thống nhất. Sau khi qua xem xét và cân nhắc, dự án đã được thay đổi theo hướng có lợi hơn cho đường ống dẫn dầu 360km Habshan-Fujairah, được bắt đầu vào năm 2008 và đưa vào vận hành năm 2012.

Một cuộc kiểm tra bản đồ đã chỉ ra rằng, một kế hoạch kênh đào thậm chí đơn giản và ít tốn kém hơn cũng có thể mang đến hiệu quả trong việc bảo vệ vận chuyển và an ninh hàng hải khỏi sự can thiệp của Iran. Mũi bán đảo Musandam là lãnh thổ của Oman. Một kênh đào 60km nối liền Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman có thể được xây dựng qua khu vực ngoài khơi Oman và sẽ đặt được mục tiêu chính trị - cung cấp tuyến đường thay thế cho các con tàu muốn đi qua Vịnh Hormuz. Hơn nữa, nó sẽ giúp giảm bớt áp lực giao thông trên “tuyến đường” quá đông đúc tại eo biển Hormuz.

Các kênh đào ngắn hơn sẽ không giúp nhiều trong việc giảm bớt thời gian hành trình và chi phí; nhưng bằng cách giảm khả năng Iran gây tác động đến các lợi ích của phương Tây sẽ có thể cung cấp thêm một lợi thế chính trị.

Trong khi đó, “kênh đào Salman” dài hơn như trên đề xuất thực sự sẽ cung cấp một tuyến đường nhanh cho việc vận chuyển của thế giới giữa Vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương, đóng góp tích cực cho việc giảm giá dầu trên toàn cầu.

Nếu Ả Rập Saudi đưa những kế hoạch này “ra khỏi giấy” và bắt tay thực hiện chúng, có thể họ sẽ phải ngạc nhiên trước sự ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều nước trên thế giới.

Lược dịch từ bài viết phân tích của tác giả Neville Teller

Nguồn: Jerusalem Post

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…