Giới 1% tích luỹ được gấp đôi tài sản so với 99% còn lại của thế giới trong 2 năm đại dịch

Những cư dân giàu có nhất tiếp tục giàu có hơn, với tốc độ gia tăng tài sản nhanh hơn rất nhiều so với phần còn lại của thế giới.
giới 1%

Theo báo cáo bất bình đẳng hàng năm của Tổ chức Oxfam, giới 1% những người giàu có nhất đã nắm giữ được khối tài sản mới gần gấp đôi so với phần còn lại của thế giới.

Tổng tài sản của giới 1% tăng vọt 26 nghìn tỷ USD, trong khi 99% còn lại chỉ thấy giá trị tài sản ròng của họ tăng thêm 16 nghìn tỷ USD. 

Và sự tích lũy của cải của giới siêu giàu đã tăng nhanh một cách không ngờ trong thời kỳ đại dịch. Trong khi đó, nhiều người kém may mắn lại gặp vô số khó khăn về tài chính. Khoảng 1,7 tỷ người lao động sống ở các quốc gia có mức lạm phát cao hơn tiền lương. Và công cuộc giảm nghèo đã bị đình trệ hơn nữa vào năm ngoái khi tỷ lệ người nghèo toàn cầu tăng cao vào năm 2020.

Gabriela Bucher, giám đốc điều hành của Oxfam International cho biết: “Trong khi những người bình thường phải vật lộn để chi trả cho những thứ thiết yếu nhất như thực phẩm, thì giới siêu giàu lại đang sống một cuộc sống vượt qua mức tưởng tượng”. 

Khối tài sản khổng lồ của các giới 1%

Mặc dù sự giàu có của các tỷ phú thế giới đã giảm đi phần nào trong năm 2022, nhưng tổng tài sản của họ vẫn lớn hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu đại dịch. 

Theo Oxfam, tổng giá trị tài sản ròng của các tỷ phủ thế giới là 11,9 nghìn tỷ USD. Mặc dù con số này đã giảm gần 2 nghìn tỷ USD so với cuối năm 2021, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức 8,6 nghìn USD của tháng 3/2020.

Để phân tích sâu hơn, giám đốc công bằng kinh tế của Oxfam America, ông Nabil Ahmed cho biết những người giàu có đang được hưởng lợi từ ba xu hướng.

Khi bắt đầu đại dịch, các chính phủ toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia giàu có, đã rót hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế của họ để ngăn chặn “sự sụp đổ”. Điều này đã thúc đẩy cổ phiếu và các tài sản khác tăng giá trị.

“Phần lớn số tiền mới đó đã đến tay những người cực kỳ giàu có trong khi phương thức đánh thuế công bằng lại không được áp dụng,” ông Nabil Ahmed giải thích. 

Ngoài ra, nhiều tập đoàn đã hoạt động rất tốt trong những năm gần đây. Oxfam nhận thấy các công ty thực phẩm và năng lượng đã tăng hơn gấp đôi lợi nhuận của họ vào năm 2022, do lạm phát tác động tới giá cả. Và tất nhiên, phần lớn số tiền này được trả cho các cổ đông.

Ngoài ra, xu hướng dài hạn của việc tập trung hóa thị trường lớn càng làm gia tăng sự bất bình đẳng.

Trong khi đó, nghèo đói toàn cầu cũng đã tăng lên rất nhiều trong thời kỳ đại dịch. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới được trích dẫn bởi Oxfam, mặc dù đã đạt được một số tiến bộ trong việc giảm nghèo kể từ đó, nhưng diễn biến sau đó đã bị đình trệ vào năm 2022, một phần là do cuộc chiến Nga - Ukraine khiến giá lương thực và năng lượng tăng cao.

Oxfam cho biết đây là lần đầu tiên tình trạng cực giàu và cực nghèo tăng đồng thời trong vòng 25 năm qua.

Đánh thuế người giàu

Để cải thiện tình trạng bất bình đẳng ngày càng sâu sắc hiện nay, Oxfam kêu gọi các chính phủ tăng thuế đối với những cư dân giàu có nhất của họ.

Tổ chức đề xuất áp dụng thuế tài sản một lần và thuế lợi tức phụ thu (windfall tax - loại thuế đánh trên số lợi nhuận lớn, bất ngờ) để chấm dứt việc trục lợi từ các cuộc khủng hoảng toàn cầu, cũng như tăng thuế vĩnh viễn đối với 1% cư dân giàu nhất lên ít nhất 60% thu nhập của họ từ lao động và vốn.

“Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về sự tập trung của cải,” ông Nabil Ahmed nói. “Và điều quan trọng trước hết, tôi nghĩ, là phải nhận ra rằng điều đó không phải là không thể tránh khỏi. Một điều kiện tiên quyết mang tính chiến lược để kiềm chế tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng là đánh thuế những người cực kỳ giàu có.”

Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề dễ dàng. Khoảng 11 quốc gia đã cắt giảm thuế đối với người giàu trong đại dịch. Và những nỗ lực tăng thuế đối với giới triệu phú và tỷ phú đã thất bại tại Hoa Kỳ vào năm 2021, mặc dù đảng Dân chủ kiểm soát cả Thượng viện, Hạ viện và Nhà Trắng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…