Giới trẻ Trung Quốc đam mê "tiết kiệm trả thù” trong khi Gen Z toàn cầu đang chìm ngập nợ nần

Trào lưu “tiết kiệm trả thù” đang ngày càng được giới trẻ Trung Quốc đón nhận, đối lập hoàn toàn với xu hướng vay nợ "như không có ngày mai" của Gen Z thế giới…

Giới trẻ Trung Quốc đang tập trung thực hành tiết kiệm, khác với xu hướng tiêu pha thoải mái hơn của Gen Z thế giới
Giới trẻ Trung Quốc đang tập trung thực hành tiết kiệm, khác với xu hướng tiêu pha thoải mái hơn của Gen Z thế giới

Xu hướng “chi tiêu trả thù” hậu đại dịch vẫn đang diễn ra trên khắp thế giới, ngoại trừ duy nhất một quốc gia lại chứng kiến trào lưu hoàn toàn đối lập, đó là “tiết kiệm trả thù”.

“Tiết kiệm trả thù” đã trở thành một từ khoá đình đám trên khắp các trang mạng xã hội Trung Quốc. Theo đó, thay vì phung phí vào việc mua sắm bốc đồng, giới trẻ Trung Quốc nay thực hành tiết kiệm một cách quyết liệt khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang trong tình trạng bấp bênh.

Trên nền tảng Weibo, một tài khoản có tên là “Little Zhai Zhai”, 26 tuổi, đã chia sẻ chi tiết các nỗ lực hạn chế chi tiêu của bản thân, gói gọn trong phạm vi 300 nhân dân tệ (tương đương 1,2 triệu đồng) mỗi tháng. Trong một đoạn video đăng tải, cô nàng hé lộ cách thức cắt giảm chi phí cho các bữa ăn hàng ngày xuống chỉ còn 10 nhân dân tệ (tương đương 35 nghìn đồng).

Nhiều bạn trẻ Trung Quốc cũng đang tìm kiếm “đối tác tiết kiệm” trên mạng xã hội, cùng nhau tạo thành một bàn tròn tiết kiệm để đảm bảo các thành viên cùng bám sát mục tiêu chung được đề ra.

Các biện pháp tiết kiệm được nêu ra nhiều nhất bao gồm việc ăn uống tại căng tin cộng đồng thường dành cho người già, nơi các bữa ăn tươi ngon được bán với giá tương đối rẻ.

Có nhiều hashtag, ví dụ như “tiêu dùng đảo ngược” và “nền kinh tế keo kiệt”, đang được theo dõi và thịnh hành trên các trang mạng xã hội, một dấu hiệu nhận biết khác cho thấy giới trẻ Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt hầu bao.

Cụ thể, “tiêu dùng đảo ngược” đề cập đến ý thức thực hiện các nỗ lực cắt giảm chi tiêu, trong khi “nền kinh tế keo kiệt” bao hàm việc tích cực tìm kiếm các khoản giảm giá và ưu đãi khi mua sắm.

Trào lưu này tại Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với xu hướng rộng rãi hơn trong giới trẻ trên toàn cầu, đặc biệt là Thế hệ Z (những cá nhân sinh từ năm 1997 đến năm 2012). Các bạn trẻ ngày nay thường xuyên chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được hoặc thậm chí sẵn sàng vay nợ để đi du lịch hay mua sắm hàng hiệu. Theo báo cáo Chỉ số thịnh vượng của Intuit, thay vì cắt giảm chi phí để tăng cường tiết kiệm, 73% Gen Z ở Mỹ cho biết họ thà có chất lượng cuộc sống tốt hơn là có thêm tiền trong ngân hàng.

Vậy tại sao giới trẻ Trung Quốc lại ngày càng thận trọng hơn trong việc chi tiêu?

“Những người trẻ chắc chắn cũng có thể cảm nhận được điều tương tự như mọi thế hệ đi trước: đó là nền kinh tế Trung Quốc đang hoạt động không tốt”, Christopher Beddor, phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics chỉ ra.

Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tổng tiền gửi bằng nhân dân tệ của các hộ gia đình trong quý 1/2024 đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi GDP quý đầu tiên của Trung Quốc vượt qua kỳ vọng, đạt mức tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ năm 2023, các dự báo vẫn chỉ ra sự suy giảm kéo dài. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, ​​tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chỉ duy trì ở mức 4,5% vào năm 2025.

Các chuyên gia nhận định thêm rằng, một thách thức nghiêm trọng khác là thị trường lao động bị thắt chặt, đặc biệt gây khó khăn cho giới trẻ.

Jia Miao, trợ lý giáo sư tại Đại học NYU cho biết: “Việc người tiêu dùng từ chối chi tiêu là một hiện tượng có thật ở Trung Quốc. Đối với một số người trẻ, đơn giản là vì họ không thể tìm được việc làm hoặc thấy rằng việc gia tăng thu nhập là quá khó khăn. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiêu ít tiền hơn”.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên từ 16 đến 24 tuổi tại Trung Quốc hiện ở mức 14,2% trong tháng 5, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn quốc là 5%.

Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức về mức lương hàng tháng mà sinh viên sau đại học kiếm được, nhưng một cuộc khảo sát mới đây của MyCOS cho thấy một cá nhân có bằng đại học trung bình kiếm được khoảng 6.050 nhân dân tệ (tương đương 21,2 triệu đồng), cao hơn 1% so với một năm trước đó.

“Sự tự tin và tinh thần YOLO đã biến mất trong giới trẻ Trung Quốc. Sẽ phải mất nhiều năm, nếu không muốn nói là lâu hơn nữa, để vực dậy thị trường và khiến họ cảm thấy thoải mái trong việc “chi tiêu trả thù”, ông Christopher Beddor nhận xét.

Xem thêm

Tình bạn trả phí: Xu hướng kiếm tiền mới của giới trẻ Trung Quốc

Tình bạn trả phí: Xu hướng kiếm tiền mới của giới trẻ Trung Quốc

Một bộ phận người dân Trung Quốc ngày nay cảm thấy mắc kẹt vì căng thẳng công việc và sự cô đơn trong cuộc sống hàng ngày. Điều này đã mở ra cơ hội kinh doanh mới, với việc một người có thể “thuê” thời gian của người khác để bầu bạn hoặc cùng làm các công việc thường nhật….

Gen Z - nhân tố chính thúc đẩy “cơn sốt vàng” tại Trung Quốc

Gen Z - nhân tố chính thúc đẩy “cơn sốt vàng” tại Trung Quốc

Trong bối cảnh các nhà sản xuất đá quý như kim cương hay sapphire toàn cầu đang nỗ lực mở rộng tại Trung Quốc, thì một số dấu hiệu mới đây lại cho thấy sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng trẻ đang hướng trở lại món tài sản truyền thống…

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".