Giữa tâm bão căng thẳng Trung Đông, Iran bất ngờ đưa ra một tuyên bố

Iran đã đưa ra tuyên bố sẽ không giới hạn mức làm giàu uranium, bước xa khỏi các cam kết đối với thoả thuận hạt nhân 2015, nhưng vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hiệp Quốc.
Giữa tâm bão căng thẳng Trung Đông, Iran bất ngờ đưa ra một tuyên bố

Iran được dự kiến sẽ công bố một lập trường mới về thoả thuận hạt nhân vào cuối tuần này. Tuy nhiên, thông báo mới nhất của Iran trùng với thời điểm căng thẳng với Hoa Kỳ ngày càng leo thang sau khi cuộc không kích do Hoa Kỳ lãnh đạo gây thiệt mạng chỉ huy quân đội hàng đầu của Iran - thiếu tướng Qassem Soleimani. 

Truyền hình nhà nước Iran cho biết, Iran sẽ không tôn trọng bất kỳ mức giới hạn nào nữa trong hiệp ước hạt nhân, như giới hạn về số lượng máy ly tâm làm giàu uranium đối với khả năng làm giàu, lượng uranium dự trữ được làm giàu hoặc các hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân. 

“Iran sẽ tiếp tục làm giàu uranium và hạt nhân dựa trên nhu cầu kỹ thuật của mình … mà không chịu ràng buộc hay hạn chế,” một tuyên bố của chính phủ được truyền hình trích dẫn. 

Iran đã liên tục vượt qua các giới hạn của Thoả thuận hạt nhân 2015 để đáp trả việc Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp định vào năm 2018 và tái áp dụng các lệnh trừng phạt làm tê liệt ngành thương mại dầu mỏ Iran. 

Quan hệ giữa Tehran và Washington đã xấu đi rõ rệt sau khi TT Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi thoả thuận. Bên cạnh đó, Iran thẳng thắn chỉ trích các cường quốc châu Âu vì không cứu vãn được hiệp ước này bằng cách bảo vệ nền kinh tế Iran khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. 

Tuyên bố mới đây cho biết, Tehran có thể nhanh chóng đảo ngược các bước làm giàu uranium nếu lệnh trừng phạt của Mỹ được gỡ bỏ. “Những bước [làm giàu uranium] nằm trong thoả thuận JCPOA … đều có thể đảo ngược khi Hoa Kỳ thực hiện những nghĩa vụ đối ứng HIỆU QUẢ,” Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đăng trên twitter về một kế hoạch hành động toàn diện. 

Một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho biết, mặc dù “thoả thuận đã chết”, nhưng châu Âu sẽ làm mọi cách để “làm chậm sự tăng sinh” cũng như “cố gắng cứu lại những gì có thể được cứu”. 

Mark Fitzpatrick, cộng sự và chuyên gia hạt nhân tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết, bước đi cuối cùng của Iran vẫn để lại một tia hy vọng cho ngoại giao. 

“Họ không nói sẽ đẩy mạnh việc làm giàu đến mức nào, hay số lượng máy ly tâm mà họ sẽ vận hành. Tôi nghĩ rằng Iran vẫn ‘dành chỗ’ cho đàm phán và thực hiện các bước tiếp theo nếu cần.”

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?