Hai nhà đầu tư Bitcoin tại Mỹ bị cáo buộc lừa đảo

Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) vừa nộp đơn kiện dân sự với hai nhà đầu tư Bitcoin bị cáo buộc lừa đảo tiền ảo.
Hai nhà đầu tư Bitcoin tại Mỹ bị cáo buộc lừa đảo

CFTC đã nộp đơn lên tòa án liên bang ở New York, đòi bồi thường cho các nạn nhân, đề nghị hai người này phải nộp phạt và bị cấm giao dịch. Các vụ lừa đảo được cho là bắt đầu từ tháng 4/2017, ngay trước khi Bitcoin bắt đầu đà tăng phi mã từ hơn 1.000 USD lên đỉnh 19.343 USD tháng 12.

Bitcoin tăng giá đã khiến nhiều nhà đầu tư điên cuồng với tiền ảo này. “Việc Bitcoin và các tiền ảo khác thu hút sự chú ý của cộng đồng đã tạo cơ hội cho kẻ xấu”, James McDonald - Giám đốc Thực thi quy định tại CFTC cho biết trong thông báo. 

Người đầu tiên bị cáo buộc là Patrick K. McDonnell. CFTC cho rằng McDonnell và công ty của ông này CabbageTech (Coin Drop Markets) lừa đảo và biển thủ Bitcoin, Litecoin.

Họ đã thuyết phục khách hàng giao tiền và tiền ảo cho mình để thực hiện và tư vấn giao dịch, cam kết khoản lời lên đến 300% chỉ trong một tuần. Tuy nhiên, CFTC cho biết McDonnell và công ty của ông này đã ôm hết số Bitcoin mà không đưa lại gì cho khách hàng. Họ còn xóa hiện diện trên Internet và các trang truyền thông xã hội để “che giấu hành vi”.

CFTC còn cáo buộc Dillon Michael Dean và công ty của ông này - The Entrepreneurs Headquarters Limited, vì lừa khách hàng đổ Bitcoin vào quỹ đầu tư theo mô hình Ponzi.

Từ tháng 4/2017, Dean được cho là đã lôi kéo hơn 600 người đổ số Bitcoin trị giá hơn 1 triệu USD vào đây. Ông cam kết dùng chúng “làm công cụ đầu tư”. Tuy trên, CFTC khẳng định Dean đã “tham ô” số này, dùng chúng để trả cho các khách hàng khác “theo mô hình lừa đảo Ponzi”.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu để ý đến tiền kỹ thuật số từ cuối năm ngoái. Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) còn cảnh báo nhà đầu tư về “nguy cơ lừa đảo” liên quan đến ICO (phát hành tiền ảo để huy động vốn). Họ cũng lập ra bộ phận mới Cyber Unit để điều tra các sự việc liên quan đến ICO và tiền số.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...