Hãng Audi thu hồi gần 5.000 ôtô bị lỗi phần mềm kiểm soát khí thải

Hãng sản xuất ôtô Audi của Đức đang tiến hành thu hồi gần 5.000 ôtô tại châu Âu để sửa lỗi phần mền sau khi phát hiện các xe này thải ra quá nhiều nitrogen oxide (NOx).
Hãng Audi thu hồi gần 5.000 ôtô bị lỗi phần mềm kiểm soát khí thải

Đây là loại khí gây ô nhiễm mà Tập đoàn sản xuất ôtô Volkswagen (công ty mẹ của Audi) che giấu các nhà điều tra Mỹ trong vụ bê bối hồi năm 2015.

Đại diện Audi ngày 2/11 cho biết đã thông báo vấn đề trên tới Cơ quan giao thông đường bộ KBA của Đức, song KBA chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.

Hãng Audi cho biết thêm sẽ nâng cấp phần mềm của 4.997 ôtô mẫu A8 chạy bằng động cơ diesel V8 dung tích 2,4 lít, trong đó có 3.600 xe tại Đức được sản xuất từ tháng 9/2013 đến tháng 8/2017.

Việc nâng cấp góp phần đảm bảo sau khi xe khởi động, động cơ sẽ nhanh chóng đạt được các điều kiện vận hành tối ưu đối với hệ thống xử lý khí thải, từ đó giúp giảm lượng khí thải trong điều kiện chạy xe trên thực tế. Phần mềm nâng cấp này dự kiến được hoàn tất và đưa vào sử dụng trong quý 1/2018 sau quá trình thử nghiệm vào mùa Đông năm nay.

Audi là công ty thành viên của Tập đoàn Volkswagen lớn nhất tại Đức. Hồi năm 2015, Volkswagen thừa nhận cài đặt phần mềm gian lận khí thải đối với 11 triệu ôtô để những xe này vượt qua các cuộc kiểm tra khí thải, song khi chạy trong điều kiện bình thường, xe sẽ phát thải vượt hạn mức cho phép, thậm chí cao gấp 40 lần so với quy định. Vụ bê bối lớn chưa từng có trong lịch sử phát triển của Volkswagen đã khiến cổ phiếu của tập đoàn này rớt giá thê thảm, gây thua lỗ 1,6 tỷ euro.

Bên cạnh đó, Volkswagen còn phải nộp phạt gần 15 tỷ USD và thanh toán các khoản bồi thường hàng chục tỷ USD cho các khách hàng.

Một số mẫu xe Audi cũng đã bị ảnh hưởng từ vụ bê bối này và cho tới nay, hãng Audi còn vấp phải cáo buộc thiết kế các thiết bị được cho là gian lận từ nhiều năm trước song không lắp đặt vào các dòng xe tại thời điểm đó. Cả Audi và Volkswagen đều chưa có bất kỳ phản hồi nào về cáo buộc này.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...