Hãng Uber tham vọng chinh phục bầu trời với sản phẩm taxi bay

Ngày 8/5, Uber đã giới thiệu mẫu taxi bay tại hội nghị Uber Elevate Summit thường niên diễn ra tại thành phố Los Angeles, một bước tiến gần hơn tới tham vọng chinh phục bầu trời của dịch vụ đi chung x
Hãng Uber tham vọng chinh phục bầu trời với sản phẩm taxi bay

Ảnh minh họa. (Nguồn: theverge.com)

Các mẫu xe bay của Uber giống máy bay không người lái hơn trực thăng, bay ở độ cao từ 300-610m so với mặt đất và tạo ra ít tiếng ồn hơn so với trực thăng.

Những chiếc xe bay sẽ cất cánh và hạ cánh trên skyport - các trạm xe đặt trên nóc nhà hoặc dưới mặt đất. Các skyport có thể tiếp nhận 200 lượt cất cánh và hạ cánh mỗi giờ. Dự kiến Uber sẽ giới thiệu với người dùng mẫu xe bay và trạm skyport trong vòng từ 2-5 năm tới.

Người phụ trách các sản phẩm hàng không của Uber, ông Nikhil Goel, cho biết mục tiêu của hãng là tăng tính cơ động trong ngành vận tải đô thị.

[Hãng Uber "bắt tay" với NASA để phát triển dịch vụ taxi bay]

Những chiếc taxi bay của Uber sẽ có khả năng đạt tốc độ tối đa trên 300km/h và bay được khoảng 100km sau mỗi lần sạc pin.

Công ty có kế hoạch triển khai UberAIR tại Dallas-Fort Worth và Los Angeles vào năm 2023, và bắt đầu quá trình thử nghiệm ở những thành phố này vào năm 2020.

Eric Allison, người đứng đầu các chương trình hàng không của Uber, cho biết việc phát triển xe bay là một phần của chiến lược tổng thể của Uber hướng tới xóa bỏ việc sở hữu và lái xe riêng.

Uber tham vọng giới thiệu dịch vụ taxi bay giá bình dân khiến việc sử dụng Uber kinh tế hơn cả sử dụng xe cá nhân. Ban đầu, các taxi bay của Uber sẽ có phi công, song hãng này hướng tới phát triển các phương tiện tự động.

Tuy nhiên, trong tham vọng chinh phục bầu trời của mình, Uber hiện đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Kitty Hawk, một công ty taxi bay được Larry Page của Alphabet hậu thuẫn, đã giới thiệu mẫu máy bay thương mại mới nhất của hãng có tên là Cora vào tháng 3 vừa qua.

Công ty này đang hợp tác với Chính phủ New Zealand để thương mại hóa Cora. Một đối thủ cạnh tranh khác là Airbus đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của xe bay tự lái hồi tháng 2.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...