Tomio Okamura: Biểu tượng “giấc mơ Tiệp”

Xuất thân là “phó thường dân”, Tomio Okamura, một doanh nhân Séc gốc Nhật đang trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị Czech.
Tomio Okamura: Biểu tượng “giấc mơ Tiệp”

Từng là một thượng nghị sĩ độc lập của địa hạt Zlin từ tháng 10/2012, ông được bầu vào Hạ viện Cộng hòa Séc vào năm 2013 và trở thành một nhà lãnh đạo phe đối lập nối tiếng nghị trường.

Tuổi thơ dữ dội

Sinh 1972 tại Tokyo trong một gia đình cha là một người Nhật lai Hàn, và mẹ là người Moravian (Tây Slav). Mới 6 tuổi, cậu bé Tomio về quê mẹ Tiệp Khắc XHCN. Nhưng số phận lại khiến Tomio vào sống ở trại dành cho trẻ cơ nhỡ ở gần Podbofany (Tiệp Khắc), nơi cậu thường xuyên bị bắt nạt. Phải chịu đựng ức hiếp từ nhỏ, Tomio mắc chứng nói lắp cho đến 20 tuổi.

Chàng Okamura bắt đầu kiếm sống ở đất Nhật bằng nghề công nhân vệ sinh, rồi chuyển sang bán bỏng ngô trong rạp chiếu phim ở Tokyo. Vào đầu những năm 90, số phận lại đẩy anh về đất Tiệp, tiếp tục sống trong nghèo khó. Nhưng rồi một cơ may thấp thoáng. Khi một người hướng dẫn du lịch cho khách Nhật tại Prague ốm, Okamura xin được thay, dù chưa từng làm guide, và lập tức tỏ ra là hướng dẫn viên tiếng Nhật tốt nhất tại Prague. Chỉ vài năm, Okamura đã trở thành đồng chủ nhân của một hãng du lịch, nhờ khả năng “câu” được hàng ngàn khách du lịch Nhật.

Suốt ba thập kỷ nay, Okamura hoạt ngôn trên cương vị người phát ngôn và Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch CH Séc. Ai ngờ một cậu trai từng bị ăn hiếp và mắc chứng nói lắp tới tuổi 20 như thế lại trở thành nhà hùng biện nổi tiếng chính trường một nước Đông Âu thịnh vượng, sau khi bức tường Berlin sụp đổ.

Hãng Lữ hành Miki Travel, Cửa hàng thức ăn Japa mà Okamura là chủ được xem như những thương hiệu mạnh ở CH Séc.

Ngôi sao truyền thông

Khi khởi nghiệp, Okamura ra một tạp chí ra hàng quý gọi là Pivní magazín (Tạp chí Bia) để cổ súy văn hóa ẩm thực. Không chỉ là một người viết cột trên báo và blogger nổi tiếng về đề tài chính trị, Okamura còn viết cuốn sách Velká japonská kuchařka (Cuốn sách lớn về ẩm thực Nhật). Okamura còn là một thành viên ban giám khảo của chương trình của đài truyền hình BBC, mang tên Dragon Den (Hang Rồng), phát tại Czech. Okamura là đồng chủ nhân Quỹ Trẻ em cơ nhỡ (Endangered Children Fund) tại CH Séc.

"Ít ai ngờ một cậu trai từng bị ăn hiếp và mắc chứng nói lắp tới tuổi 20 như thế lại trở thành nhà hùng biện nổi tiếng chính trường một nước Đông Âu thịnh vượng, sau khi bức tường Berlin sụp đổ.

Năm 2010, cuốn Tomio Okamura – giấc mơ Tiệp (Tomio Okamura – The Czech Dream) lọt vào tốp 10 cuốn sách bán chạy nhất ở CH Séc. Mùa xuân 2011, cuốn sách Nghệ thuật cai trị (The Art of Governance) đến tay người đọc. Okamura rõ ràng đã thiết kế một học thuyết, chuẩn bị cho cuộc chạy đua vào ghế lãnh đạo chủ chốt. Năm 2012, ông xuất bản cuốn Nghệ thuật sống (The Art of Living). Năm 2013, cuốn Nghệ thuật của nền dân chủ trực tiếp (The Art of Direct Democracy) của Okamura ra đời.

Với tầm hiểu biết về nghệ thuật của nhận loại của mình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch CH Séc Okamura kêu gọi phát triển mạnh ngành chăm sóc nhan sắc, năm 2011 kéo được khoảng 1 vạn khách du lịch tới nước này vì nhu cầu cải thiện sắc đẹp. Theo sáng kiến của ông, một loại hình du lịch có 1 không 2 đã được chào, đó là tour du lịch dành cho những con thú nhồi bông (và chủ của nó), để chụp ảnh tại các danh lam thắng cảnh và các ngày lễ lớn của Prague, thủ đô CH Séc.

Tháng 6/2012, Okamura, tích cực cố súy cho tư tưởng dân chủ trực tiếp (direct democracy), thông báo mình sẽ tham gia vòng đua vào Thượng viện Séc, với tư cách ứng cử viên độc lập của miền quê mẹ của ông, vùng Zlin. Okamura thắng cách biệt đối thủ của mình với tỉ lệ phiếu bầu cho ông lên tới hơn 66%, và trở thành thượng nghị sĩ tháng 10/2012.

Tháng 2/2013, Okamura cùng một nhóm TNS khác ký một đề xuất kiện tổng thống Vaclav Klaus tội phản quốc (!), do tổng thống này đã không ký một Hiệp định đã được Liên minh châu Âu thông qua, đã trì hoãn trong bổ nhiệm các quan tòa mới của Tòa án Hiến pháp, và đã ban bố lệnh ân xá hàng loạt một cách thiếu xác đáng. Đề xuất này đã bị Tòa án Hiến pháp của Cộng hòa Séc từ chối xem xét. Okamura cũng cổ súy cho việc chỉnh sửa Hiến pháp nhằm vào việc bãi bỏ quyền miễn trừ suốt đời cho các quan chức thuộc hệ thống công quyền. Okamura cũng nổi tiếng do chỉ trích nạn quan liêu trong chính quyền.

Nhiệm kỳ TNS của Okamura cũng kết thúc khi ông được bầu vào Hạ viện Cộng hòa Séc.

Chạy đua vào Dinh tổng thống

Các nguồn như tn.nova cho hay “doanh nhân được nhiều người yêu mến” là Okamura cho biết bạn bè và những người tình nguyện đã giúp ông thu được 25 nghìn chữ ký chỉ trong hai tuần giữa tháng 10/2012, tức là một nửa chữ ký cần thiết để có thể tham gia cuộc chạy đua vào dinh Tổng thống Séc.  

Okamura, đầy tự tin, không coi vị trí tổng thống như công việc cho lúc về hưu, vì bản thân ông đang ở độ tuổi sung sức nhất. Mục tiêu chính trong cuộc ra tranh cử lần này của ông, theo Okamura không nhất thiết là chiến thắng, mà quảng bá quan điểm chính trị của mình.

Tổng kết toàn chiến dịch này, Okamura đã thu thập được tới 61, 5 ngàn chữ ký. Nhưng 23/11/2012 Bộ Nội vụ CH Séc cho hay chỉ có 35.750 chữ ký là hợp lệ, nên tư cách ứng cử viên của ông bị xem là không hợp lệ. Okamura đã kiện lên Tòa án tối cao, yêu cầu đếm lại từng chữ ký, tuy nhiên đã bị từ chối.

Phản ứng lại, Okamura cho rằng việc này mang màu sắc chính trị (ý nói ông bị gạt ra vì không mang 100% dòng máu Séc), và đòi hỏi sự độc lập trong xác định tính hợp pháp của chữ ký. Ông tuyên bố ở CH Séc chưa có sự công bằng. Cơ quan chức năng vẫn giữ lập trường về những chữ ký ủng hộ Okamura.

Chính khách dân túy

Mùa bầu cử Nghị viện 2013, phe Tokamura, mang tên Bình minh dân chủ trực tiếp (Dawn of Direct Democracy) đã đạt được 342339 phiếu (6,88%) và giành được 14 ghế trong nghị viện.

Bình minh dân chủ trực tiếp trong vai trò đối lập tại quốc hội, chủ trương tích cực thúc đẩy phát triển một “xã hội Séc trong sạch”. Phong trào này cổ súy thành lập Quĩ quốc gia hỗ trợ gia đình, nhằm hỗ trợ những gia đình “trong sạch”. Dự án này, cũng hướng vào kiến thiết lòng yêu nước trong những cơ thể lành mạnh.

Năm 2014, khảo sát tức thời của báo parlamentnilisty.cz ý kiến 26 nghìn ứng viên cho kết quả 73% ủng hộ dân biểu Tomio Okamura, chỉ 17% phản đối.

Trên diễn đàn mạng có những chỉ trích gay gắt nhằm vào Okamura, và không ít ý kiến phân tích tính bất khả thi của dự án của Bình minh dân chủ trực tiếp, rằng đây là “ý tưởng ngu xuẩn”…

Tháng 5/2015 Okamura thành lập một phe chính trị mới ở Hạ viện CH Séc, gọi là Phong trào Tự Do và Dân chủ trực tiếp (SPD). Sau khi đăng ký, SPD của Okamura đã thu hút được 9000 thành viên tham gia vào đoàn thể này ngay trong 3 tháng đầu, và trở thành một trong những tổ chức chính trị lớn nhất tại CH Séc.

Cương lĩnh của phong trào là tôn vinh lòng ái quốc, dân chủ trực tiếp, bảo vệ quyền lợi dân tộc trong quan hệ với EU, siết chặt luật lệ về nhập cư, và triệt thoái sự hỗ trợ các nhóm cư dân được xem là hòa nhập kém (maladjusted). Chính sách của đoàn thể này bao gồm: tạo điều kiện sống tươm tất cho người có tuổi, hỗ trợ thêm cho các gia đình đông con, cự tuyệt chủ trương biện pháp tăng thuế, trưng cầu dân ý trực tiếp, bãi bỏ các điều luật không phù hợp, truy cứu trách nhiệm hình sự của chính trị gia (có biểu hiện sai phạm).

Phong trào Tự do và dân chủ trực tiếp là đồng minh của Mặt trận Dân tộc của Pháp - một tổ chức dân tộc chủ nghĩa cực hữu, từng bị xem là có xu hướng tân phát xít, do Maria Le Pen cầm đầu. Phong trào cũng ủng hộ một tương lai chính trị mới cho hợp tác giữa các dân tộc khác biệt với khuôn khổ “Siêu quốc gia” của EU.

Tháng 3/2017, một kết quả khảo sát đăng tải trên tờ Prague daily Monitor cho hay độ tín nhiệm của người dân đối với Tomio Okamura, lãnh đạo SPD cao hơn so với thủ tướng đương nhiệm Bohuslav Sobotka. Theo điều tra xã hội học này, ông Okamura đã tăng ngoạn mục độ tín nhiệm của người dân lên 6% nữa, so với kết quả điều tra tiến hành vào tháng 9/2016. Cùng kỳ, độ tin tưởng người dân đối với thủ tướng Cộng hòa Séc vẫn không đổi kể từ mùa thu 2016 (giữ ở mức 34%). Các nguồn tin cũng cho hay tỷ lệ không tín nhiệm dành cho Okamura là 53%, và cho Sobotka là 57%.

Những công kích cực kỳ gay gắt dành cho dân nhập cư của Okamura chắc khiến ta phải tự hỏi ông có nhớ những ngày hòa nhập khốn khó của cậu bé Tomio vào cộng đồng Tiệp Khắc. Gợi lại một nghịch lý của mùa tranh cử 2016 – khi cháu chắt của những người di dân vào Mỹ thế kỷ trước đã bỏ những lá phiếu quan trọng đưa Donald Trump, người cực lực lên án thế hệ nhập cư mới vào Mỹ vào Nhà Trắng.

“Bình minh” lúc hoàng hôn

Một chính khách xuất thân “công dân hạng hai” đã thành đạt thương trường và nghị trường, đứng thứ hai trong bảng xếp hạng độ tín nhiệm đối với chính khách ở buổi hoàng hôn của một EU đang tàn tạ vì nạn nhập cư, cho thấy độ cởi mở là một nhân tố quyết định độ thịnh vượng của một quốc gia.

Bước nhảy vọt của “các giá trị truyền thống 2.0”, sự nổi lên của tư tưởng chuyên chế cánh tả (Right-wing authoritarianism) trong vỏ bọc mới của chủ nghĩa dân túy là bức tranh phương Tây thế kỷ 21. Trong những chính khách gốc thương gia như Trump và Okamura, có bóng hình của bước xoắn mới “lò so lịch sử” mà ta có thể gọi là “chủ nghĩa dân tộc trên Mạng”. Họ cũng là biểu hiện của chủ nghĩa dân túy mới, đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt chính trường nhiều nước. Lợi dụng mạng xã hội làm kênh giao tiếp đại chúng chủ yếu, các lãnh tụ như Okamura và Trump thể hiện năng lực vượt trội trong tập hợp những người đi theo, bất chấp nhân cách gây tranh cãi, và cả những khoảng “nhập nhoạng” trong đời kinh doanh của họ.

                                                                                                                                  Lê Đỗ Huy

Có thể bạn quan tâm

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…