Hoạt động tự doanh giảm lỗ, Chứng khoán Rồng Việt lãi hơn trăm tỷ đồng trong quý 2/2023

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC - mã chứng khoán: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý 2/2023 với kết quả kinh doanh tương đối khởi sắc trong bối cảnh hồi phục của thị trường chung...
Hoạt động tự doanh giảm lỗ, Chứng khoán Rồng Việt lãi hơn trăm tỷ đồng trong quý 2/2023

Cụ thể, tổng doanh thu hoạt động quý 2/2023 của Chứng khoán Rồng Việt đạt 188 tỷ đồng, tăng 28,8% (tương đương 145,88 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2022.

Xét về cơ cấu, doanh thu từ hoạt động đầu tư đạt hơn 48,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận âm hơn 20 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu từ hoạt động kinh doanh môi giới và cho vay đều sụt giảm; lần lượt đạt 59,2 và 73,4 tỷ đồng; tương ứng giảm 6,3% và 21,7%. Tương tự, doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư đạt gần 2,1 tỷ đồng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 của Chứng khoán Rồng Việt đạt 105,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận lỗ 233,8 tỷ đồng.

Theo giải trình của công ty, kết thúc quý 2/2023, VN-Index đóng cửa ở mức 1.120,8 điểm, tăng 11,23% so với cuối năm (1.007,09 điểm), giá trị thanh khoản bình quân phiên trong quý 2 đạt 16.012 tỷ đồng, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy vậy, sự hồi phục về điểm số của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tác động tích cực đến kết quả kinh doanh VDSC trong kỳ, đặc biệt là hoạt động đầu tư tự doanh.

Bên cạnh đó sự hồi phục về điểm số của thị trường còn giúp VDSC hoàn nhập được hơn 91,4 tỷ đồng từ chi phí đánh giá giảm giá trị danh mục đầu tư FVTPL đã trích lập trước đó, trong khi cùng kỳ năm 2022, Chứng khoán Rồng Việt phải trích lập chi phí này hơn 209 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu hoạt động của công ty đạt 327 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động giảm mạnh giúp Chứng khoán Rồng Việt ghi nhận lợi nhuận trước thuế 206 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 161 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 129 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 30/6/2023, danh mục FVTPL của Chứng khoán Rồng Việt giá trị 1.227 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu nắm giữ bao gồm các mã DBC của Dabaco (giá gốc 213 tỷ, đang lỗ gần 41 tỷ đồng); mã ACB (giá gốc 81 tỷ đồng); mã CTG của ViettinBank (giá gốc 69 tỷ, đang lỗ hơn 6 tỷ đồng); mã KDC của Kido (giá gốc 51 tỷ đồng); TCB của Techcombank (giá gốc 47 tỷ, đang lỗ 15 tỷ đồng); QNS của Đường Quảng Ngãi (giá gốc 75 tỷ, đang lãi 16 tỷ đồng)... Bên cạnh đó, công ty hiện nắm giữ 577 tỷ đồng trái phiếu, phần lớn là trái phiếu chưa niêm yết.

Trong năm 2023, Chứng khoán Rồng Việt lên kế hoạch với chỉ tiêu doanh thu 890 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 270,8 tỷ đồng. Như vậy, VDSC đã hoàn thành 76% kế hoạch sau nửa năm tài chính.

Kết thúc quý 2, tổng tài sản của VDSC đạt 4.470 tỷ đồng, tăng 229 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phải trả gần 2.233 tỷ đồng, với 561 tỷ đồng nợ vay tài chính ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 2.237 tỷ đồng. Dư nợ cho vay margin và UTTB của công ty đạt 2.409 tỷ đồng vào cuối quý 2, tăng 113 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó riêng dư nợ margin đạt 2.013 tỷ đồng.

Chứng khoán Rồng Việt
 Diễn biến cổ phiếu VDS trong thờ gian qua

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/7, giá cổ phiếu VDS hiện ghi nhận ở mức 15.400 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm đầu năm, thị giá cổ phiếu của công ty chứng khoán này đã tăng 110%. Theo đó, vốn hóa trên thị trường ước đạt 3.234 tỷ đồng.

Trước đó, cổ phiếu VDS đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đưa vào diện bị cảnh báo từ ngày 16/3/2023 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Chứng khoán Rồng Việt trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán là âm 50,63 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Xem thêm

ACV sẽ thu xếp vốn cho dự án nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc

ACV sẽ thu xếp vốn cho dự án nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc

Theo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp, ACV đang là là doanh nghiệp khai thác Cảng hàng không Phú Quốc nên có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng cảng hàng không này để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý, vận hành, duy trì điều kiện khai thác...

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...