Học "cách chấp nhận lời từ chối" từ nhà sáng lập thương hiệu mỹ phẩm tỷ đô

Jamie Kern Lima, nhà sáng lập hãng mỹ phẩm IT Cosmetics cho biết: “Khi bạn google câu chuyện của tôi, bạn thấy một cô phục vụ bàn đã xây dựng lên đế chế hàng tỷ USD, bạn sẽ thấy một điểm nhấn nổi bật”.
Học "cách chấp nhận lời từ chối" từ nhà sáng lập thương hiệu mỹ phẩm tỷ đô

Những điều Jamie nói là sự thật: Thời đại học, Jamie Kern Lima đã từng làm phục vụ tại nhà hàng Denny’s. Vào năm 2008, cô và chồng quyết định nghỉ việc khi Jamie là phóng viên tin tức và thành lập một công ty mỹ phẩm. Bởi, Jamie luôn cần một loại kem nền có thể che được bệnh rosacea (một tình trạng da mẩn đỏ) nhưng chưa tìm thấy sản phẩm ưng ý trên thị trường, do đó, cô đã tự tạo ra một loại kem nền cho mình và những người gặp phải trường hợp tương tự.

Các òng sản phẩm trang điểm dần dần phát triển từ đó, và 8 năm sau, L’Oreal đã mua lại IT Cosmetics với giá 1,2 tỷ USD tiền mặt. Theo Forbes, Jamie Kern Lima đã bỏ túi khoảng 410 triệu USD từ thương vụ này và trong khoảng ba năm, cô giữ vị trí Giám đốc điều hành của IT Cosmetics, giúp cô trở thành nữ CEO đầu tiên trong lịch sử của L’Oreal.

Nhưng câu chuyện không đơn thuần chỉ “nhuộm màu cổ tích” như vậy. Sự thật là Jamie đã trải qua nhiều năm bị từ chối, thất bại và tài sản chỉ còn lại đúng 1.000 USD. Để tiến lên phía trước, Jamie biết rằng cô ấy phải nỗ lực hết mình.

Nhớ lại lần một nhà đầu tư nam đã nói với cô rằng anh ta không tin phụ nữ sẽ mua đồ trang điểm từ một người trông như cô ấy, “với thân hình và cân nặng như vậy”.

Kern Lima chia sẻ: “Lúc đó tôi thấy tổn thương. Quay về xe của mình và bật khóc nức nở.”

Chuỗi cửa hàng QVC đã từ chối mặt hàng của IT Cosmetics trong ba năm và Sephora cũng “nói không” trong sáu năm. Đến nay, cả hai đều bán các sản phẩm của thương hiệu.

“Học cách để không bị những lời từ chối làm mình bận tâm và lùi bước, đó là điều quan trọng.”

Mỗi khi nhận được câu trả lời không, Jamie sẽ phản hồi lại với họ như thể một ngày nào đó họ sẽ thật sự đồng ý. "Theo đúng nghĩa đen, tôi sẽ gửi email cảm ơn họ và nói rằng tôi không thể chờ đợi ngày chúng tôi có mặt tại cửa hàng của bạn." Sau đó, Jamie sẽ gửi email cho họ bất cứ khi nào IT được báo chí nhắc tới hoặc có sản phẩm mới ra mắt.

“Thường thì nhiều chuyên gia chưa thực sự tự mình tạo ra hoặc xây dựng bất cứ thứ gì. Và, mặc dù họ tin rằng họ là những người có tầm nhìn xa, nhưng họ thường không thể tưởng tượng được sự thành công của điều gì đó mà họ chưa từng thấy trước đây,” Jamie nói trong cuốn hồi ký mới của mình - “Believe It: How to Go from Underestimated to Unstoppable.”

Jamie cũng thừa nhận, nếu cô ấy nhận ra điều đó sớm hơn khi còn trẻ, cô ấy đã có thể tự tránh được nhiều đêm mất ngủ.

“Để dấn thân vào lãnh thổ chưa từng được lập bản đồ, chúng ta phải tin vào trực giác của mình hơn nữa.”

Mặc dù bản chất của con người sẽ đều cảm thấy bị tổn thương hoặc bực bội khi bị người khác từ chối ý tưởng hoặc sản phẩm của mình, nhưng việc hằn học hay tự ái sẽ chẳng giúp ta được điều gì.

“Nếu tôi có ác cảm với bất kỳ ai đã từ chối tôi, tôi sẽ không bao giờ có thể biến những câu nói KHÔNG thành CÓ cả,” Jamie chia sẻ trong cuốn sách của mình. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Những nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới

Những nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới

Trong xếp hạng nữ tỷ phú công nghệ giàu nhất mới công bố của Forbes có một số tên tuổi lớn khác như Sheryl Sandberg - giám đốc hoạt động (COO) của Facebook hay Meg Whitman - cựu giám đốc điều hành (CE

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...