IKEA đàm phán mua lại các khu BĐS bán lẻ lớn tại châu Âu

Ingka Investment đang đàm phán để mua lại một số BĐS thương mại ở nhiều vị trí đắc địa tại châu Âu.
IKEA đàm phán mua lại các khu BĐS bán lẻ lớn tại châu Âu

Chi nhánh đầu tư của Ingka Group, công ty sở hữu hầu hết các cửa hàng IKEA, đang đẩy mạnh vào thị trường BĐS như một phần của quá trình chuyển hướng IKEA tới các trung tâm thành phố lớn thay vì vùng ngoại ô. Cho đến nhiều, các địa điểm cửa hàng của IKEA thường là thuê lại. 

Thương vụ đầu tiên của Ingka Investment là Rue de Rivoli ở Paris. 

“Chúng tôi đang có các cuộc thảo luận tại các thành phố lớn ở châu Âu,” giám đốc điều hành Ingka Investments Krister Mattsson cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Phải mất thời gian để mua BĐS, nhưng có rất nhiều thứ đang được triển khai.”

Ingka Investment vẫn đang thúc đẩy chiến lược kinh doanh mới bất chấp sự bất ổn của thị trường bán lẻ do đại dịch Covid-19 gây ra. 

Bên cạnh việc có không gian cho các cửa hàng IKEA, các toà nhà thương mại mà Ingka nhắm tới có thể bao gồm các khu bán lẻ, văn phòng và thậm chí cả khu dân cư, và Ingka Group sẽ tiếp quản với tư cách là đơn vị chủ nhà. 

Quyết định xây dựng danh mục đầu tư BĐS của Ingka xuất phát từ chiến lược lâu dài của IKEA: không còn phải thuê địa điểm. Các khoản mua lại, cũng như đầu tư khác của công ty, đều là tự tài trợ. 

Ngoài ra, chi nhánh trung tâm thương mại Ingka Centers cũng đang tìm kiếm các khu vực BĐS nội thành, mặc dù nhắm mục tiêu vào các dự án phát triển lớn hơn nhằm mục đích xây dựng các trung tâm mua sắm có cửa hàng IKEA. Hướng tới châu Âu, châu Á và Hoa Kỳ, công ty cho đến nay đã thực hiện 2 thương vụ mua lại như vậy. 

Danh mục đầu tư của Ingka Investments cũng bao gồm cả năng lượng tái tạo và rừng. 

Bắt đầu từ năm 2017 với việc mua nền tảng dịch vụ tiện dụng TaskRabbit, Ingka Investments cũng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp có thể giúp ích cho IKEA trong việc tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số, cải thiện dịch vụ và trở nên bền vững hơn. Sự bổ sung mới nhất gần đây là cổ phần trong các giải pháp hậu cần và nền tảng giao hàng Mover Systems. 

Tính đến hiện tại, Ingka Investments đã thực hiện 23 khoản đầu tư cổ phần thiểu số như vậy với tổng trị giá hơn 200 triệu euro. Tuy nhiên, công ty không tiết lộ mức giá cho TaskRabbit và 2 thương vụ mua lại khác. 

Ingka Group là đơn vị nhượng quyền cho chủ sở hữu thương hiệu Inter IKEA. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Vì sao nên đầu tư vào bất động sản biển trong thời điểm này?

Vì sao nên đầu tư vào bất động sản biển trong thời điểm này?

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến nhiều ngành nghề, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Những lúc thế này, môi trường sống, khí hậu khu vực… đã trở thành mối quan tâm lớn bên cạnh các giá trị đầu tư của dự án.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…