Israel trình diễn nguyên mẫu xe thiết giáp AFV tương lai

Ngày 4/8/2019, Bộ quốc phòng Israel tổ chức giới thiệu công nghệ tương lai cho xe bộ binh chiến đấu AFV, được trang bị trí tuệ nhân tạo AI. Các nhà công nghiệp quốc phòng đã chế tạo 3 nguyên mẫu trong
Israel trình diễn nguyên mẫu xe thiết giáp AFV tương lai

Theo trang Israel Defense, Tổng cục Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DDR & D) thuộc Bộ Quốc phòng Israel (IMOD), phối hợp với Bộ tư lệnh Tăng Thiết giáp Quân đội Israel (IDF) tổ chức giới thiệu các nguyên mẫu của Chương trình chế tạo xe thiết giáp AFV tiên tiến Carmel. 

Chương trình không phát triển một phương tiện mới, mà là một quan điểm hướng tới tương lai đột phá trong chiến đấu, dựa trên nền tảng các công nghệ tiên tiến. Chương trình tập trung vào tính tự chủ cao độ trong khả năng thực diện nhiệm vụ , khả năng tự động hóa điều khiển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, v.v.

Xe thiết giáp chiến đấu trong tương lai nhỏ gọn, có khả năng cơ động cao, tác chiến hiệu quả, có khả năng sống còn cao, đơn giản trong bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa. có giá thành hợp lý, được vận hành bởi hai quân nhân.

Ba tập đoàn công nghiệp quốc phòng (Elbit Systems, Israel Aerospace Industries và Rafael) đã đến giai đoạn phát triển cuối cùng và trình bày các khái niệm công nghệ của họ sau các thử nghiệm kéo dài nhiều tháng. Các những mẫu tiên tiến này sẽ được tích hợp vào các xe bọc thép hiện tại và tương lai của IDF, cả xe có người lái và xe chiến đấu robot không người lái.

Sự kiện giới thiệu các nguyên mẫu được tổ chức với sự tham gia của Tổng Giám đốc IMOD, phó Tổng Tham mưu trưởng IDF, Tư lệnh Lực lượng bộ binh, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng thuộc IMOD, nhiều quan chức cấp cao của IDF và công nghiệp quốc phòng Israel.

Đẩy công nghệ đến giới hạn cao nhất

Chương trình Carmel được bắt đầu ba năm trước đây, là chương trình nhiều năm phát triển công nghệ tiên tiến nhằm nâng cấp các phương tiện chiến đấu của IDF với mục đích chế tạo một xe thiết giáp linh hoạt, hiệu quả chiến đấu cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, nhỏ gọn, dễ điều khiển và chi phí tương đối thấp. Mục đích then chốt của chương trình là phát triển công nghệ cần thiết cho lĩnh vực xe thiết giáp trong tương lai, nỗ lực duy trì ưu thế tác chiến dựa trên sự vượt trội của công nghệ.

Trong giai đoạn đầu tiên của Chương trình Carmel, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Israel đối mặt với thách thức lớn: chứng minh tính khả thi của một xe thiết giáp AFV, được điều khiển bởi kíp lái với hai quân nhân trong xe đóng kín. Sau quá trình đánh giá dự án kéo dài, IMOD chọn ba tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Israel để tiếp tục chương trình phát triển: Rafael, IAI và Elbit Systems.

Mỗi tập đoàn công nghiệp được yêu cầu phát triển một quân điểm công nghệ riêng đổi với xe thiết giáp nhằm biến đổi và nâng cấp các bộ phận trong thân xe thiếp giáp của IDF thành khoang điều khiển tiên tiến (tương tự như máy bay chiến đấu). 

Thách thức chính là tính khả thi của kíp xe hai người, chiến đấu trong điều kiện trong xe đóng nắp và tích hợp các công nghệ tiên tiến nhằm tăng cường hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các lực lượng cơ động IDF. 

Khoang lái tiên tiến phải tích hợp khả năng tự động hóa cao độ (khả năng cơ động linh hoạt, phát hiện mục tiêu nhanh chóng, phòng thủ bảo vệ chống lại các vũ khí hủy diệt, v.v.). Ngoài ra, người lính được trang bị hệ thống đa cảm biến và có tầm quan sát xung quanh 360 độ, khả năng kết nối cơ sở dữ liệu chiến thuật cao và nhận thức được tình huống chiến trường. Cuối cùng, những người lính được yêu cầu đưa ra quyết định mà hệ thống AI không thể (hoặc chưa) đưa ra được.

Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng đã phát triển quan điểm công nghệ tiên tiến trong nguyên mẫu của mình. Mỗi tập đoàn công nghiệp thử nghiệm giải pháp của mình trong suốt một tuần, đối phó với các kịch bản chiến đấu phức tạp. Nhóm các chuyên gia từ DDR & D nhận định và  đánh giá ba khái niệm theo các tiêu chí định trước. Các nền tảng công nghệ được đề xuất cho AFV trong tương lai, tích hợp các cảm biến tiên tiến, cơ chế VR và AR, công nghệ AI xử lý thông tin, v.v.

Những nguyên mẫu thiết giáp được trình diễn. Video Israel Defense

Tập đoàn Elbit Systems phát triển một khái niệm công nghệ cho các binh sĩ chiến đấu trong AFV tương lai, được trang Màn hình hiển thị dữ liệu gắn trên mũ bảo hiểm nhìn xuyên thấu (Helmet Mounted Display - HMD) tương tự như mũ lái của phi công máy bay F-35.

Công nghệ này được tăng cường bằng các công nghệ tự động hóa cao độ, trí tuệ nhân tạo (AI), để binh sĩ có thể ra quyết định nhanh chóng và tiến công chính xác mục tiêu. Với Màn hình gắn mũ bảo hiểm (HMD), kíp xe 2 người vận hành AFV, phối hợp với hệ thống phòng thủ chủ động sẽ tăng khả năng sống sót.

AFV thể hiện thành công khả năng hoạt động như một đơn vị tấn công độc lập hỏa lực mạnh, trạm kết nối mạng lưới các cảm biến đa thông tin và tổng hợp thông tin, một nền tảng cơ bản để phát triển các hệ thống chiến đấu không người lái.

Xe thiết giáp của tập đoàn Elbit Systems. Ảnh Israel Defense

Giải pháp của Rafael cho phương tiện chiến đấu tương lai, cho phép kíp xe 2 người thực hiện nhiệm vụ cvới thiết kế buồng lái trong suốt đột phá, có thể nhận thức tình huống xung quanh 360 độ, sử dụng hình ảnh thực tế tăng cường thông tin và dữ liệu chiến trường thời gian thực. Thông tin được cung cấp tăng cường bao gồm mục tiêu, Lực lượng quân ta và các Điểm chuẩn khác (POI), hệ thống hỗ trợ nhiệm vụ độc lập cho phép lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, điều khiển xe và vận hành đồng thời tất cả các hệ thống vũ khí phương tiện, phát triển trên nền tàng của trí tuệ nhân tạo cho chiến đấu.

Xe thiết giáp của tập đoàn Rafael. Ảnh Israel Defense

IAI phát triển một nguyên mẫu dựa trên hàng loạt các hệ thống tự động hóa và các robot công cụ robot của công ty, đang được sử dụng rộng rãi ở Israel và trên toàn thế giới. Xe thiết giáp trong khuôn khổ chương trình Carmel do IAI đề xuất, bao gồm màn hình toàn cảnh, màn hình điều khiển riêng và bộ điều khiển tương tự như thiết bị chơi game hoặc điều khiển Xbox.

Các khả năng tự động hóa trong xe chiến đấu được vận hành bởi một hệ thống tự động hóa trung tâm, tích hợp các bộ phận khác nhau trong xe chiến đấu, hỗ trợ kíp xe xử lý thông tin, tập trung vào các mối đe dọa quan trọng và đề xuất các quyết định thời gian thực. Cấu trúc của hệ thống này dựa trên công nghệ AI phát hiện các mối đe dọa, ngắm mục tiêu và sử dụng hệ thống vũ khí hiệu quả, tự động lái xe trên các địa hình khác nhau.

Xe thiết giáp của tập đoàn IAI. Ảnh Israel Defense

Những sáng tạo và cải tiến của tăng thiết giáp Israel

Ngoài những nguyên mẫu đã nêu, DDR & D đang tổ chức và điều hành một chương trình phát triển các giải pháp công nghệ không được giới thiệu trong ngày 04.08.2019. Các phương tiện chiến đấu tương lai sẽ được trang bị: động cơ lai, hệ thống phòng thủ không gian mạng, khả năng chủ động ngụy trang và chống tên lửa có điều khiển, radar đa nhiệm, hệ thống xác định địch – ta trên chiến trường, v.v. Các công nghệ mới đã đạt đến giai đoạn hoàn thiện trong quá trình phát triển, tích hợp vào các AFV mà Tank và APC Directorate của IMOD đang phát triển và sản xuất.

Israel Defense News

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…