Khách du lịch Ấn Độ sẽ chi tiêu cao thứ 4 thế giới vào năm 2030

Theo một dự liệu phân tích gần đây của các công ty du lịch cho thấy, người Ấn Độ có thể là những người chi tiêu du lịch toàn cầu lớn thứ tư vào năm 2030…

Một phụ nữ trẻ nhìn ra thành phố Udaipur, Rajasthan, Bắc Ấn Độ.
Một phụ nữ trẻ nhìn ra thành phố Udaipur, Rajasthan, Bắc Ấn Độ.

Dựa trên báo cáo chi tiêu đi du lịch và các chuyến bay tại Ấn Độ từ các năm trước đến nay cho thấy, bùng nổ du lịch sau đại dịch có thể đã qua với nhiều quốc gia, nhưng sự thôi thúc đi du lịch tại Ấn Độ vẫn chưa giảm.

Theo nghiên cứu của Booking và McKinsey, vào năm 2019, du khách Mỹ, Trung Quốc và Đức lần lượt đứng đầu về chi tiêu du lịch nước ngoài trên toàn cầu, trong khi khách Ấn Độ đứng thứ sáu. Dù vậy, báo cáo mới nhất của hai công ty này chỉ ra rằng khách Ấn Độ sẽ vươn lên vị trí thứ 4 về chi tiêu du lịch nước ngoài vào năm 2030.

Năm 2022, khách Ấn Độ đóng vai trò then chốt trong sự phục hồi của ngành du lịch châu Á. Chi tiêu của khách Ấn Độ trong năm ngoái đạt 78% mức của năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19), trong khi chi tiêu trung bình của khách châu Á chỉ đạt được 52% so với năm 2019.

Du lịch quốc tế chỉ chiếm khoảng 1% tổng số chuyến đi của người Ấn Độ vào năm ngoái. Điều đó dự kiến sẽ tiếp tục cho đến năm 2030. Trong đó, 1% du lịch quốc tế sẽ lên tới 50 triệu chuyến đi. Du khách Ấn Độ được dự đoán chi tiêu cho du lịch sẽ đạt 410 tỷ USD trong năm 2030, mức tăng này hơn 170% từ 150 tỷ USD vào năm 2019.

Tại Ấn Độ, tỷ lệ thất nghiệp giảm, chi tiêu hộ gia đình bình quân đầu người của đất nước tăng và có thể nó sẽ vượt qua các nền kinh tế châu Á đang phát triển khác như Indonesia, Philippines và Thái Lan. Theo nghiên cứu, khoảng 13 triệu hộ gia đình dự kiến sẽ có thu nhập là 35.000 USD/ 1 năm, con số này đã tăng từ 2 triệu hộ vào năm 2020.

Hơn 200 tỷ USD đã được chi trong thập kỷ qua để cải thiện lĩnh vực giao thông của Ấn Độ và số lượng sân bay trong nước đã tăng gấp đôi kể từ năm 2014.

Để chuẩn bị cho nhu cầu du lịch ngày càng tăng, các hãng hàng không Ấn Độ đã đặt hàng hơn 1.000 chiếc máy bay, nâng tổng số máy bay lên từ 1.500 đến 1.700 vào năm 2030. Vào tháng 6, hãng hàng không quốc gia Ấn Độ Air India đã mua 470 máy bay Airbus và Boeing. Điều này nhằm mục đích mở rộng quy mô trị giá 70 tỷ USD.

Theo Jatin Khanna, Giám đốc điều hành Sarovar Portico Hotels & Resorts nói rằng, du khách Ấn Độ thích thực hiện nhiều chuyến đi ngắn thay vì chỉ một hoặc hai chuyến một năm.

Người Ấn Độ vẫn thích đi du lịch trong nước. Ngoài các thành phố lớn nổi tiếng như Delhi và Mumbai, các bang như Varanasi, Coimbatore và Kochi cũng đang trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…