Lấy đâu 150 tỷ USD để đảm bảo cung cấp điện vào năm 2030?

Với mức tăng trưởng 11-12% nhu cầu điện, mỗi năm cần ít nhất 10 tỷ USD phát triển các dự án điện, dự kiến đến năm 2030 Việt Nam sẽ cần đến 150 tỷ USD cho ngành năng lượng này để đáp ứng nhu cầu điện c
Lấy đâu 150 tỷ USD để đảm bảo cung cấp điện vào năm 2030?

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, theo mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016-2020 có xét đến 2030 thì nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là 148 tỷ USD.

“Điện sản xuất tính trên đầu người năm 2018 là 2.000 kWh/người, con số này đến năm 2030 phải đạt 6.000 kWh/người, bằng với các nước phát triển hiện nay. Do đó cần thiết phải có nguồn vốn lớn cho việc phát triển dài hạn này”, Thứ trưởng giải thích thêm.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với tỉ lệ nợ công như hiện nay, không có ngân sách nào chịu nổi thì lấy đâu cho phát triển các dự án điện?

Nói về giải pháp, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, từ trước đến nay đầu tư vào ngành điện vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước (EVN, TKV, PVN) tuy nhiên, Chính phủ ngày càng nhận thấy việc tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư cho ngành điện là quan trọng. Do vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư tư nhân, giảm bớt vốn đầu tư của Nhà nước vào ngành điện.

Tại Hội nghị Cấp cao Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam lần thứ hai, diễn ra chiều 26/11, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank), đã đưa ra 3 giải pháp cho Việt Nam để có thể thu hút được 150 tỷ USD đầu tư cho ngành điện vào năm 2030.

Một là, Việt Nam cần minh bạch trong việc đấu thầu các công nghệ mới và có khung pháp lý mạnh mẽ, tạo niềm tin để thu hút nhà đầu tư tư nhân.

Hai là, cần đảm bảo các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng khi có thể tiếp cận vốn. “Chúng tôi đã hỗ trợ EVN để được đánh giá tín dụng và kết quả của EVN ở mức B+ là rất cao. Với mức đánh giá tín dụng này, EVN có thể ra thị trường nước ngoài để phát hành trái phiếu quốc tế”, ông Ousmane Dione thông tin.

Ba là, giải quyết vấn đề về việc mua bán điện và giá điện. “World Bank đang hợp tác với Bộ Công Thương về cơ chế đấu thầu điện mặt trời. Chúng tôi đã thảo luận nhiều về cơ chế mua điện và làm thế nào để thu hút đầu tư tư nhân. Nếu cơ chế đấu thầu thành công thì vấn đề mua bán điện và giá điện sẽ được giải quyết”, đại diện World Bank cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…