Liệu đồng USD có mất đi vị thế thống trị trên trường quốc tế?

Có những lo ngại trên thị trường về việc đồng USD đang dần mất đi quyền lực của mình trong nền kinh tế thế giới khi có thêm nhiều quốc gia lớn cân nhắc giảm sử dụng đồng bạc xanh trong thương mại…
đồng USD

Trong lịch sử, đặc quyền về vị thế tiền tệ dự trữ toàn cầu được dành cho những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong lịch sử hiện đại chỉ có hai loại tiền tệ như vậy—đồng bảng Anh từ đầu những năm 1800 cho đến Thế chiến thứ hai và đồng USD của Mỹ kể từ đó đến nay.

USD được mặc định sử dụng trong thương mại quốc tế và là đơn vị tính toán chung trên toàn cầu. Do đó, mọi ngân hàng trung ương, kho bạc/quỹ ngoại hối và các công ty đa quốc gia đều có nắm giữ phần lớn dự trữ ngoại hối của họ bằng USD.

Nhưng những biến động địa chính trị ở thời điểm này đang dần định hình lại vị thế của đồng USD trên trường quốc tế. 

Nhiều ý kiến cho rằng về dài hạn, tình hình phi USD hoá sẽ dần diễn ra, chuyển đổi từ hệ thống đơn cực lấy USD làm trung tâm sang hệ thống đa cực. 

"Trung Quốc đã thực hiện một số nỗ lực phối hợp để mở rộng việc sử dụng đồng nhân dân tệ, chẳng hạn như thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhưng tiến độ vẫn còn khá chậm”, Giáo sư Timo Henckel - giảng viên cao cấp về Kinh tế học tại Trung tâm Phân tích Kinh tế Vĩ mô Úc. 

“Tuy nhiên, khi thế giới ngày càng bị chia rẽ bởi cuộc chiến Nga - Ukraine, thì đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn cho Nga và các quốc gia có cùng chí hướng khác”. Giáo sư Henckel tin rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng giá như một loại tiền tệ toàn cầu nhưng sẽ chỉ ở một mức độ nào đó.

Ở một diễn biến khác, chính phủ Brazil - nền kinh tế lớn nhất ở Mỹ Latin - tiết lộ rằng họ đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc - đối thủ kinh tế hàng đầu của Mỹ. Cụ thể, Brazil muốn thực hiện các hoạt động thương mại với Trung Quốc bằng đồng nhân dận tệ và có thể trực tiếp trao đổi tiền tệ song phương thay vì phải chuyển đổi sáng đồng USD như trước đây. 

"Kỳ vọng của hai nước là giảm bớt chi phí, thúc đẩy mở rộng thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư", Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Brazil cho biết trong một tuyên bố.

Trong năm ngoái, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Brazil đạt khối lượng 150,5 tỷ USD - đánh dấu mức cao chưa từng có. Hiện nay, Brazil là nước nhận đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ở Mỹ Latin, bao gồm đầu tư cho các đường dây truyền tải điện cao áp và khai thác dầu mỏ.

Trung Quốc cũng đang tham gia vào các hoạt động tương tự với nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Nga và Pakistan. 

Ngày nay, Mỹ không còn duy trì được sự ổn định về mặt xã hội hay kinh tế như chỉ một thập kỷ trước. Do vậy, ngày càng có nhiều quốc gia chủ động tìm kiếm các hệ thống tài chính thay thế để tự bảo vệ mình trước khả năng Washington sẵn sàng sử dụng các biện pháp trừng phạt làm đòn bẩy chính trị. 

Carla Norrlof, thành viên cấp cao của Hội đồng Đại Tây Dương và giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Toronto (Canada) cho biết: “Những nỗ lực chung nhằm phá giá đồng USD cũng đang được thảo luận bởi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, với tên gọi là BRICS”.

BRICS cũng được khuyến khích tránh đồng euro và tìm các giải pháp thay thế cho hệ thống nhắn tin bảo mật SWIFT mà các ngân hàng toàn cầu sử dụng để chuyển tiền. 

Và thỏa thuận mới của Brazil với Trung Quốc là một dấu hiệu khác cho thấy sự hợp tác không chính thức đằng sau BRICS đang có hiệu lực.

Trong khi đó, vào đầu tháng này, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor nói với giới truyền thông rằng bà có 12 quốc gia mới bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia một liên minh tiền mặt. Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập, Algeria, Argentina, Mexico và Nigeria là những quốc gia được nhắc đến. 

Thời gian qua, bản thân Ả Rập Xê Út, Iran, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã bắt đầu khám phá các lựa chọn thay thế cho đồng USD khi thanh toán dầu mỏ. 

Và họ có lý do để làm như vậy. "Phần lớn các hợp đồng năng lượng (dầu và khí đốt) được lập hóa đơn bằng USD, vì vậy giá năng lượng thường di chuyển cùng với đồng USD”, giáo sư Timo Henckel viết trong một lưu ý cho Viện Quan hệ Quốc tế Úc (AIIA). "Đối với các nước nhập khẩu năng lượng, tác động bất lợi của giá năng lượng cao sẽ trở nên trầm trọng hơn do đồng USD tăng giá”. 

Tuy nhiên, bất chấp những diễn biến mới này, nhà kinh tế của Viện Nghiên cứu Kinh tế Mỹ A(IER) Peter Earle nhận định, dù cho đồng USD với vai trò là “ngôn ngữ chung” của thương mại thế giới có thể sẽ bị lung lay, nhưng đồng USD vẫn sẽ tiếp tục duy trì vị thế quan trọng của mình trong  tương lai, khi mà các ngân hàng trung ương thế giới vẫn nắm giữ 60% dự trữ ngoại hối bằng đồng bạc xanh. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…