Malaysia tịch thu 240 triệu USD từ công ty Trung Quốc CPP

Malaysia đã tịch thu hơn 1 tỷ ringgit (243,5 triệu USD) từ tài khoản ngân hàng của Công ty Đường ống Dầu khí Trung Quốc (CPP) thuộc sở hữu nhà nước đối với các dự án đường ống chưa hoàn thành.
Malaysia tịch thu 240 triệu USD từ công ty Trung Quốc CPP

Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad cho biết, vụ tịch thu mới đây diễn ra gần một năm sau khi Malaysia đình chỉ hai dự án đường ống trị giá 2,3 tỷ USD, trong đó CPP là nhà thầu chính. CPP là đơn vị của Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc China National Oil Corp.

“Tôi biết rằng 80% số tiền cho dự án đường ống đã được trả cho phía công ty, nhưng chỉ 13% công việc được hoàn thành. Vì vậy, chính phủ có quyền lấy lại tiền, vì dự án đã bị huỷ,” Thủ tướng Mahathir nói với các phóng viên.

Những bình luận được Thủ tướng Mahathir đưa ra chỉ một ngày sau báo cáo của tờ Strait Time của Singapore đưa tin Malaysia đã tịch thu số tiền từ tài khoản của công ty CPP tại HSBC Malaysia.

HSBC từ chối bình luận, trích dẫn cam kết bảo mật khách hàng.

Trong một email gửi tới hãng thông tấn Reuters, CPP cho biết họ hiểu Hội đồng chống tham nhũng Malaysia đã đưa ra lệnh về việc chuyển tiền, nhưng nhấn mạnh hành động này được thực hiện khi công ty không hề hay biết. “CPP hiện đang nói chuyện với các bên liên quan để nhận và hiểu rõ được cơ sở về việc tịch thu. Một khi có thêm được thông tin, CPP sẽ thực hiện các hành động cần thiết và phù hợp để bảo vệ quyền lợi của mình”.

CPP đã giành được hợp đồng cho dự án đường ống vào năm 2016 từ chính phủ của cựu thủ tướng Najib Razak để xây dựng một đường ống xăng dầu dài 600km dọc theo bờ biển phía tây của bán đảo Malaysia và một đường ống dẫn khí 662km ở Sabah trên đảo Borneo. Cả hai dự án đã bị Thủ tướng đương nhiệm Mahathir đình chỉ vào tháng 7 năm ngoái sau khi ông "đánh bại" ông Najib trong cuộc bầu cử quốc gia 2018.

Thủ tướng Mahathir đã tuyên bố sẽ đàm phán lại hoặc huỷ bỏ những dự án của Trung Quốc do ông Najib uỷ quyền, mà ông Mahathir cho là “không công bằng” – tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia.

Thủ tướng Mahathir cho biết, ông không quan tâm đến việc “gây mất lòng” với Trung Quốc vì đã tịch thu tiền từ một công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Phát biểu tại Bắc Kinh, nhà phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Geng Shuang nói rằng cả hai nước nên có “các cuộc tham vấn thân thiện” đối với bất kỳ vấn đề phát sinh nào trong dự án để giải quyết chúng theo cách thích hợp nhất. Đồng thời ông cũng bổ sung thêm rằng Trung Quốc và Malaysia có mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ và Trung Quốc tự tin rằng điều này vẫn sẽ được tiếp tục.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...