Rời nhiệm sở, Obama vẫn tiếp tục ở lại Washington

Theo tờ Chicago Sun-Times, Tổng thống Barack Obama sẽ mở một văn phòng tại thủ đô Washington sau khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20/1/2017.
Rời nhiệm sở, Obama vẫn tiếp tục ở lại Washington

“Với tư cách là một cựu tổng thống, Ông Obama sẽ có một văn phòng ở Washington DC khi ông rời nhiệm sở,” bà Amy Brundage, một phát ngôn viên của ông Obama cho biết.

Chính phủ liên bang có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí văn phòng, nhân viên và một số chi phí khác cho các cựu tổng thống trong suốt phần đời còn lại của họ. Cựu Tổng thống Bill Clinton có văn phòng hậu tổng thống ở khu Harlem (thành phố New York); còn cựu Tổng thống Ronald Reagan có văn phòng ở thành phố Los Angeles.

Ông Obama cùng vợ và hai con gái – Malia (trái), Sasha (Ảnh: Getty)

Gia đình Tổng thống Obama sẽ tiếp tục ở lại thủ đô Washington sau khi họ rời khỏi Nhà Trắng, ít nhất cho đến khi Sasha tốt nghiệp trường trung học Sidwell Friends vào năm 2018.

Họ đã thuê một căn biệt thự ở khu phố hạng sang Kalorama ở ngoại ô Washington. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1928, có diện tích hơn 760 m2, gồm 9 phòng ngủ, một phòng khách và một phòng ăn lớn.

Theo New York Times, biệt thự này có trị giá 6 triệu USD (khoảng 135 tỷ đồng) và giá cho thuê hàng tháng ước tính 22.000 USD (gần 500 triệu đồng).

Gia đình Obama sẽ tới sống tại ngôi nhà này sau khi rời Nhà Trắng (Ảnh: smart9ja)

Ông Obama và đệ nhất phu nhân Michelle sẽ thành lập Trung tâm Obama bao gồm một thư viện và tổ hợp bảo tàng tại công viên Jackson ở khu Nam Chicago.

Theo Chicago Sun-Times, gia đình Obama sở hữu một căn biệt thự ở khu Kenwood của Chicago, dù vậy họ rất ít khi đến đó trong suốt tám năm ông Obama làm tổng thống.

Ông Obama sẽ là cựu tổng thống đầu tiên rời Nhà Trắng mà vẫn ở lại Washington DC, kể từ hồi cựu Tổng thống Woodrow Wilson rời văn phòng vào năm 1921.

Một trong những công việc đầu tiên mà ông Obama dự kiến sẽ làm là viết một cuốn hồi ký.

Theo Thu Trang/Luxury-inside.vn 

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...