Mỹ: Bị bắt vì dùng tiền cứu trợ Covid-19 để mua… Ferrari

Một rapper ở Florida (Mỹ) đã bị bắt giữ vì cáo buộc gian lận quỹ cứu trợ Covid-19 và sử dụng số tiền này để mua sắm các món đồ xa xỉ.
Mỹ: Bị bắt vì dùng tiền cứu trợ Covid-19 để mua… Ferrari

Diamond Blue Smith - rapper, thành viên của nhóm nhạc Pretty Ricky - đã bị buộc tội vì tham gia vào kế hoạch gian lận quỹ cứu trợ Covid-19 trị giá 17 triệu USD, theo Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ quận phía Nam Florida. 

Các công tố viên đã cáo buộc rằng Smith - người đã từng xuất hiện trong chương trình thực tế “Love & Hiphop” nổi tiếng của Mỹ - đã “bỏ túi” 427.000 USD thông qua công ty của mình, Throwbackjersey.com, bằng cách làm giả tài liệu cho khoản vay từ Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP). 

Chương trình PPP là chương trình được thành lập để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. 

Công tố viên cho biết thêm, Smith cũng đã “sơ cua” một khoản vay PPP khác trị giá khoảng gần 708.000 USD qua một công ty khác với tên gọi Blue Star Records. 

Sau đó, Smith đã sử dụng số tiền gian lận để mua một chiếc siêu xe Ferrari có giá 96.000 USD cũng như 2.290 USD phụ kiện thời trang từ Versace. Trong một lần khác, Smith đã chi hơn 27.176 USD tại Khách sạn và Sòng bạc Seminole Hard Rock. 

FBI cũng đã đưa ra cáo buộc Smith trong đơn khiếu nại gian lận các khoản vay PPP thông qua danh tính của người khác để nhận được tiền. 

Chiếc xe Ferrari đã bị tịch thu cùng ngày Smith bị bắt giữ với cáo buộc gian lận điện tử, gian lận ngân hàng và âm mưu lừa đảo điện tử và lừa đảo ngân hàng.

Nguồn: Fox Business

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...