Mỹ: Mẹ chịu án 5 tuần tù giam vì giúp con gian lận trong khoá học online

Người phụ nữ này là một trong số hơn 50 trường hợp thuộc chuỗi kế hoạch gian lận đại học tai tiếng tại Mỹ.
Mỹ: Mẹ chịu án 5 tuần tù giam vì giúp con gian lận trong khoá học online

Karen Littlefair, 57 tuổi, sinh sống tại California (Mỹ) đã trả 9.000 USD để một thanh niên bí mật tham gia các khoá học đại học online thay cho con trai mình và sau đó yêu cầu giảm giá khi thanh niên kia chỉ nhận được điểm C trong bài kiểm tra. 

Hiện người phụ nữ này đã bị buộc tội và kết án 5 tuần tù giam vì tội gian lận. 

“Tôi hành động vì tình yêu dành cho con trai mình nhưng cuối cùng chính tôi lại khiến con bị tổn thương”, bà Littlefair nói trong một video, cho biết bản thân thực sự cảm thấy hối lỗi và hy vọng thẩm phán có thể khoan hồng. 

Bà Karen Littlefair là một trong số 50 trường hợp thuộc chuỗi kế hoạch gian lận đại học tại các trường đại học ưu tú trên toàn Hoa Kỳ. Các nhà chức trách tiết lộ, các bậc cha mẹ giàu có này đã làm việc với chuyên gia tư vấn tuyển sinh - Rick Singer để thuê người giúp gian lận trong các kì thi hoặc sử dụng thành tích thể thao giả mạo để con cái được nhận vào trường ĐH danh tiếng. Gần 30 phụ huynh trong chuỗi kế hoạch đã nhận tội và chịu phạt. 

Một phụ huynh khác, cựu cầu thủ Liên đoàn bóng đá Canada David Sidoo, sẽ bị kết án vào tuần sau vì đã trả 200.000 USD để thuê người tham gia thi đại học hộ con trai. Ông Sidoo và Rick Singer đã cùng dựng lên một câu chuyện giả mạo trong bài tiểu luận nhập học của con mình, viết rằng cậu bé đã bị một băng nhóm băng đảng bắt giữ đe doạ và được cứu bởi một thành viên băng đối thủ có tên là Nugget, các công tố viên cho biết. 

Những cái tên nối tiếng khác như diễn viên Lori Loughlin và chồng - NTK Mossimo Giannulli cũng đã bị buộc tội khi thừa nhận đã bỏ ra nửa triệu USD để đưa 2 cô con gái vào ĐH Nam Carolina. 

Nguồn: Fox Business

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...