FBI bắt giữ nhà nghiên cứu Trung Quốc vì gian dối visa

Một nhà nghiên cứu có quốc tịch Trung Quốc đã bị FBI bắt giữ khi đang lánh nạn tại lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.
FBI bắt giữ nhà nghiên cứu Trung Quốc vì gian dối visa

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã bị FBI bắt giữ khi đang tạm lánh ở lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco (Mỹ), sau khi bị cáo buộc nói dối các nhà điều tra về nghĩa vụ quân sự của cô tại Trung Quốc.

Theo các tài liệu toà án cho thấy, Juan Tang, một nhà nghiên cứu tại ĐH California, đã nộp đơn xin thị thực J1 không di cư vào tháng 10 năm 2019. Thị thực được cấp cho Tang vào tháng 11 năm 2019 và cô đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ một tháng sau đó. 

Tang bị cáo buộc đã có những tuyên bố và câu trả lời gian dối trong đơn xin thị thực của mình, cố tình che dấu rằng cô có làm việc trong quân đội Trung Quốc. FBI đã đưa ra kết luận Tang là một sĩ quan ngầm của Không quân Trung Quốc sau khi các bức ảnh của Tang được phát hiện trên thiết bị điện tử bị thu giữ theo lệnh khám xét. 

Nếu bị kết án, nhà nghiên cứu Juan Tang sẽ phải đối mặt với 10 năm tù giam và 250.000 USD tiền phạt. 

“Tôi sẽ không nói nhiều về tình hình của vụ bắt giữ,” một quan chức biết rõ về vấn đề cho hay, phát biểu với điều kiện giấu tên và nói thêm rằng nhà nghiên cứu này sẽ không có quyền miễn trừ ngoại giao. “Vấn đề ở đây là thông tin của Juan Tang không được trình bày một cách thành thực trong đơn xin visa. Đây không phải là một động thái ăn miếng trả miếng vì căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.”

Vào tuần trước, căng thẳng Hoa Kỳ - Trung Quốc đã bị đẩy lên cao khi chính quyền TT Trumpp ra lệnh cho Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston và nói rằng động thái này nhằm “mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ và hạn chế các gián điệp Trung Quốc”. Ngay sau đó, Bắc Kinh cũng quyết định yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, “vì một số nhân viên của lãnh sự quán Hoa Kỳ đã thực hiện các hoạt động không phù hợp với danh tính của họ và gây tổn hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...