Chính thức, những hướng dẫn mới của Mỹ là dành cho phát triển “tên lửa không gian”, nhưng những quy định mới này liên quan đến các tên lửa đạn đạo hiện đại hóa nhiên liệu rắn.
Theo ông Kim Hyun-chong, phó cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc, Mỹ đã quyết định dỡ bỏ những hạn chế hàng thập kỷ đối với Seoul trong việc sử dụng nhiên liệu rắn để phóng tên lửa vũ trụ.
Nhiên liệu rắn mang lại khả năng cơ động cao hơn cho tên lửa và rockets, giảm thời gian chuẩn bị phóng. Trước đấy, Washington áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt đối với Seoul trong việc sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa đẩy không gian. Vì lo ngại việc sử dụng nhiên liệu rắn có thể khiến Hàn Quốc chế tạo các tên lửa mạnh hơn và có thể là nguyên nhân cho cuộc chạy đua vũ trang khu vực.
Khi các giới hạn này được dỡ bỏ, Hàn Quốc có thể phát triển các tên lửa đạn đạo có tầm bay xa hơn, điều đó có nghĩa là sẽ diễn ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.
Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật
Ông Kim cho biết, hướng dẫn sửa đổi này vẫn cấm Hàn Quốc phát triển tên lửa có tầm bắn hơn 800 km. Nhưng ông nói Seoul có thể đàm phàn với Washington để thay đổi lệnh cấm này nếu điều đó cần thiết cho an ninh quốc gia Hàn Quốc.
Ông Kim nhấn mạnh, nhiên liệu rắn rẻ hơn nhiều so với nhiên liệu lỏng và hiệu quả hơn trong việc phóng các vệ tinh lên quỹ đạo trái đất thấp. Dỡ bỏ cấm chế này cho phép Seoul có thể phóng các vệ tinh trinh sát có quỹ đạo thấp, hiện không có trong hệ thống vũ khí chiến lược của quốc gia này.
Lee Choon Geun, chuyên gia tên lửa tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ của Hàn Quốc cho biết: trong tương lai, Hàn Quốc có thể sử dụng tên lửa vận tải nhiên liệu rắn đưa hai hoặc ba vệ tinh tình báo, trinh sát và giám sát lên quỹ đạo trái đất thấp để giám sát tốt hơn Triều Tiên.
Hướng dẫn phát triển tên lửa của Mỹ với Hàn Quốc được ký kết lần đầu tiên năm 1979, đã sửa đổi bốn lần, bao gồm cả lần sửa đổi này. Mục đích chính là ngăn chặn khả năng phát triển các tên lửa đạn đạo chiến dịch, chiến lược của Hàn Quốc.
Lần sửa đổi vào tháng 09.2017, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm tải trọng tên lửa đồng thời hạn chế tầm bắn tên lửa đạn đạo Hàn Quốc chỉ được phép tới 800 km.
Triều Tiên chưa có phản hồi nào về vấn đề này, nhưng việc Hàn Quốc được phép phát triển tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, cho phép đưa vệ tinh trinh sát lên quỹ đạo trái đất thấp chắc chắn sẽ có phản ứng đáng kể của Bình Nhưỡng, gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và làm cho khả năng đàm phán phi hạt nhân hóa với Washington trở lên xa vời.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu