Mỹ, Đức hợp tác phát triển xe bộ binh chiến đấu tương lai

Hãng Raytheon của Mỹ và hãng Rheinmetall Defense của Đức đã thành lập một liên doanh nhằm phát triển một xe bộ binh chiến đấu tương lai.
Mỹ, Đức hợp tác phát triển xe bộ binh chiến đấu tương lai

Liên doanh này là nỗ lực của hai doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới trong nỗ lực đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh nhằm giành quyền chế tạo xe chiến đấu bộ binh mới cho Quân đội Mỹ, thuộcchương trình “Xe chiến đấu có người lái hoặc không theo sự lựa chọn của khách hàng (Optionally Manned Fighting Vehicle - OMFV).

Theo thông cáo báo chí, Liên doanh mới sẽ có trụ sở tại Mỹ, mang tên gọi là Raytheon Rheinmetall Land Systems LLC.

Liên doanh sẽ tích hợp các đội kỹ thuật công nghệ từ hai công ty, định hướng chế tạo một xe chiến đấu bộ binh hiện đại, có thể thay thế xe bộ binh chiến đấu Bradley.

OMFV là chương trình tìm kiếm phương tiện thay thế cho Xe bộ binh chiến đấu Bradley đã lỗi thời của Quân đội Mỹ, hiện đã không còn có ưu thế vượt trội trên chiến trường về khả năng sát thương và bảo vệ, xe cũng đã đạt đến giới hạn cuối cùng về khả năng nâng cấp, hiện đại hóa.

Xe chiến đấu mới phải được tối ưu hóa phục vụ cho chiến tranh đô thị và trên địa hình nông thôn đa khu vực. Quân đội đặt tên cho xe bộ binh chiến đấu mới là OMFV với mục đích ưu tiên hàng đầu cho hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu, đáp ứng yêu cầu tương lai của quân đội.

Sam Deneke, Phó Chủ tịch Công ty Raytheon Land Warfare Systems (các hệ thống tác chiến mặt đất của Raytheon) cho biết, xe chiến đấu tiên tiến sẽ được sản xuất tại Mỹ. Liên doanh sẽ sản xuất và cung cấp một phương tiện chiến đấu hiện đại cho quân đội, có khả năng bảo vệ tốt những người lính, mang lại cho các đơn vị chiến đấu lợi thế áp đảo trên chiến trường.

Raytheon và Rheinmetall đã cùng hợp tác vào năm 2018 phát triển một nguyên mẫu thiết giáp Lynx cho cuộc cạnh tranh OMFV của quân đội Mỹ. Lynx là phương tiện chiến đấu bọc thép của thế hệ tiếp theo, được thiết kế để giải quyết những thách thức quan trọng của chiến trường trong tương lai. Với cấu trúc mở, Lynx cung cấp khả năng nâng cấp rất cao, cho phép ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới trong suốt thời gian khai thác sử dụng và có chi phí bảo trì, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ thấp hơn.

Ông Ben Hudson, Giám đốc bộ phận Hệ thống xe cơ giới Rheinmetall nhấn mạnh: Nếu thành công, xe BMP Lynx sẽ được chế tạo tại Mỹ bởi các công nhân địa phương. Nếu lựa chọn Lynx, quân đội có một cơ hội to lớn cung cấp cho binh sĩ Mỹ một phương tiện chiến đấu rất hiện đại, có thể có ưu thế ngăn chặn và triệt tiêu những mối đe dọa trong nhiều thập kỷ tiếp theo.

Raytheon sẽ cung cấp cho Lynx những loại vũ khí tiên tiến nhất do công ty sản xuất như tên lửa TOW ™, hệ thống phòng thủ chủ động, Tổ hớp kính ngắm ngày đêm thế hệ thứ ba, máy bay không người lái Coyote®, trang thiết bị phần cứng và phần mêm bảo vệ trên không gian mạng, chống lại các cuộc tập kích của hackers.

Những xe bộ binh chiến đấu và xe thiết giáp Lynx tương lai của Rheinmetall. Video Rheinmetall Defense

Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...