Năm 2021, các chiến hạm Philippine được lắp tên lửa chống hạm Hàn Quốc

Tên lửa phòng không và tên lửa hải đối hải cho các khinh hạm (PN) BRP Jose Rizal (FF-150) và BRP Antonio Luna (FF-151) của Hải quân Philippines dự kiến sẽ được bàn giao vào tháng 10/2021, và quý đầu tiên của năm 2022.

Hải quân Philippine (PN) cho biết thông tin này, trong một thông báo gửi cơ quan truyền thông chính thức Philippine News Agency (PNA), khi được phỏng vấn thông tin cập nhật về việc mua sắm vũ khí chính của hai khinh hạm tên lửa dẫn đường này.

Hợp đồng cho hai chiến hạm mới có giá thành mức 16 tỷ Philippine Peso (PhP) và 2 tỷ PhP khác cho các hệ thống vũ khí và đạn dược. Nguồn kinh phí lấy từ Quỹ Tín thác Hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP).

Dự án tên lửa chống hạm nằm trong khuôn khổ Gói “Mua sắm tàu khu trục 2A”, nhà sản xuất quốc phòng Hàn Quốc LIG Nex 1 sẽ cung cấp tên lửa C-Star.

Tên lửa hành trình chống hạm SSM-700K Haeseong (C-Star)

Tên lửa SSM-700K Haeseong (C-Star) là tên lửa hành trình chống hạm lướt trên sóng biển, do Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD), LIG Nex1 và Hải quân Hàn Quốc phát triển từ năm 2003.

Những tên lửa hành trình này được triển khai trên các khu trục hạm KDX-II với 8 quả, và KDX-III với 16 quả, vào năm 2006. Tên lửa cũng được triển khai trên các khinh hạm lớp Ulsan với 8 tên lửa mỗi chiếc. Có thông tin cho rằng một số lượng tên lửa C-Star không xác định được bán cho Colombia.

Tên lửa phòng không thuộc Gói “Khu sắm tàu khu trục 2B” được trao cho MBDA, Pháp, doanh nghiệp này sẽ cung cấp tên lửa phòng không Mistral 3.

Tên lửa phòng không tầm cận gần Mistral -3

Mistral là tên lửa dạng MANPADS dẫn đường bằng tia hồng ngoại do công ty Đa quốc gia châu Âu Hệ thống tên lửa MBDA (nguyên là Matra BAe Dynamics) sản xuất.

Năm 1988 tên lửa được sản xuất phiên bản đầu tiên (S1), phiên bản nâng cấp thứ hai (M2) năm 1997 và phiên bản nâng cấp thứ ba (M3) năm 2019.

Các thiết bị phóng được thiết kế cho phép bắn tên lửa từ xe thiết giáp, chiến hạm hoặc trực thăng. Một bộ khí tài phóng hai tên lửa lắp trên trên chiến hạm có tên gọi Simbad, một bộ khí tài khác bốn tên lửa lắp trên chiến hạm mới được gọi là Tetral.

Các khinh hạm mang tên lửa dẫn đường đa năng lớp Jose Rizal, hiện đang trong biên chế của Hải quân Philippines, là biến thể được nâng cấp sửa đổi và hiện đại hóa sâu của các khinh hạm lớp Incheon Hải quân Hàn Quốc (ROK).

Những chiến hạm này do Hyundai Heavy Industries (HHI) đóng, được trang bị đặc biệt phù hợp với các yêu cầu của Hải quân Philippines.

Khu trục hạm BRP Jose Rizal (FF150) của Hải quân Philippines

Khu trục hạm BRP Jose Rizal (FF150) của Hải quân Philippines

Khinh hạm BRP Jose Rizal chuyển giao cho Philippines tháng 5 và được đưa vào vận hành tháng 7.2019, BRP Antonio Luna dự kiến chuyển giao cho PN vào tháng 2.2021.

Những frigate này sẽ tăng cường năng lực tác chiến của Lực lượng Hải quân Philippines, cho đến nay, lực lượng này chủ yếu là những chiến hạm cũ đã nghỉ hưu, được chuyển giao từ Mỹ và các nước khác.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…