Nga cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Phần Lan

Nga sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan, quốc gia thứ 3 từ chối thực hiện yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Điện Kremlin.
Nga cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Phần Lan

Khí đốt của Nga sẽ ngừng chảy đến Phần Lan lúc 7 giờ sáng ngày 21/5 theo giờ địa phương, công ty khí đốt nhà nước Phần Lan Gasum cho biết trong một tuyên bố. 

Ba Lan và Bulgaria đã bị cắt hợp đồng vào cuối tháng 4 vì không đồng ý thực hiện thanh toán bằng đồng rúp - một động thái mà các nhà lãnh đạo EU vào thời điểm đó mô tả là "hành động tống tiền" của Moscow.

Giám đốc điều hành Gasum Mika Wiljanen cho biết: “Rất tiếc là nguồn cung khí tự nhiên theo hợp đồng sẽ bị tạm dừng”, đồng thời cho biết thêm rằng công ty đã “chuẩn bị kỹ lưỡng cho tình huống này”.

Đầu tuần này, Gasum cho biết họ đang chuẩn bị để ứng phó với việc Nga này sau khi Phần Lan từ chối đáp ứng yêu cầu của TT Nga Vladimir Putin trong việc trả tiền cho khí đốt bằng đồng rúp (thay vì euro hoặc USD như được nêu trong hợp đồng) đối với các quốc gia mà Điện Kremlin cho là "không thân thiện”. 

Phần Lan trước đó đã chính thức tuyên bố ý định gia nhập NATO trong nỗ lực củng cố an ninh cho quốc gia, từ bỏ vị trí trung lập sau nhiều thập kỷ và phớt lờ những lời đe dọa của Nga về khả năng trả đũa. 

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Phần Lan phụ thuộc vào Nga với gần 68% lượng khí đốt tự nhiên vào năm 2020. Nhưng xuất khẩu khí đốt của Nga chỉ chiếm 3% trong tổng hỗn hợp năng lượng của quốc gia Bắc Âu - bao gồm năng lượng tạo ra từ nhiên liệu sinh học và các nguồn hạt nhân - theo dữ liệu từ Eurostat và Mạng lưới các nhà vận hành hệ thống truyền tải khí đốt của Châu Âu.

Ông Mika Wiljanen tiết lộ rằng Gasum "sẽ có thể cung cấp khí đốt cho tất cả các khách hàng [của mình] trong những tháng tới" với điều kiện không có sự gián đoạn nào đối với mạng lưới truyền dẫn khí đốt, nhưng nói thêm rằng mùa đông sẽ là "thử thách".

Phó Chủ tịch Gasum Olga Väisänen nói với CNN rằng Phần Lan cũng đang nhận khí đốt thông qua kết nối Baltic với Estonia. Đường ống này kết nối mạng lưới truyền tải khí đốt của Phần Lan với Estonia và cho phép nước này sử dụng kho chứa dưới lòng đất ở Latvia.

Một số quốc gia châu Âu hiện đang khẩn cấp tìm kiếm một giải pháp khi các hóa đơn đến hạn thanh toán. Đức, nền kinh tế lớn nhất của khối, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và các ngành công nghiệp, mặc dù họ đã cố gắng giảm tỷ trọng nhập khẩu của Nga xuống 35% từ mức 55% vào đầu năm nay. Đầu tuần này, EU cho biết họ sẽ chi 210 tỷ € (222 tỷ USD) để tự loại bỏ sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga.

Kế hoạch "REPowerEU" được xây dựng nhằm mục đích giảm tiêu thụ khí đốt của Nga xuống 66% trước cuối năm nay - và phá vỡ hoàn toàn sự phụ thuộc vào nước này trước năm 2027 - bằng cách tiết kiệm năng lượng, tìm các nguồn thay thế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…