Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

Các quan chức ở Ba Lan và Bulgaria cho biết Nga sẽ đình chỉ việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho quốc gia của họ bắt đầu từ 27/4.
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

Chính phủ Ba Lan và Bulgaria hôm 26/4 cho biết, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã thông báo về việc ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn cho hai quốc gia châu Âu này.

Đây sẽ là trường hợp đình chỉ đầu tiên kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói vào tháng trước rằng những người mua nước ngoài “không thân thiện” sẽ phải thanh toán cho Gazprom - thuộc sở hữu nhà nước - bằng đồng rúp thay vì các loại tiền khác.

Châu Âu nhập khẩu một lượng lớn khí đốt tự nhiên của Nga để sưởi ấm các ngôi nhà, tạo ra điện và ngành công nghiệp nhiên liệu. Nhập khẩu vẫn tiếp tục được diễn ra bất chấp chiến tranh ở Ukraine.

Khoảng 60% hàng nhập khẩu được thanh toán bằng đồng euro và phần còn lại bằng USD. Và hiện nay, yêu cầu của TT Putin rõ ràng là để giúp củng cố đồng tiền Nga trong bối cảnh chiến sự và các lệnh trừng phạt toàn cầu. 

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng phản đối yêu cầu, cho rằng việc bắt họ mua khí đốt bằng đồng rúp và sau đó thanh toán cho Gazprom là vi phạm các điều khoản hợp đồng và lệnh trừng phạt của họ đối với Nga.

“Đề xuất của Nga về quy trình thanh toán hai bước là vi phạm hợp đồng hiện tại và gây rủi ro đáng kể đối với Bulgaria, bao gồm cả việc có thể thanh toán rồi mà vẫn không nhận được bất kỳ chuyến hàng khí đốt nào từ Nga”, chính phủ Bulgaria cho biết.

Bulgaria đang làm việc với các công ty khí đốt nhà nước để tìm các sự thay thế cho các nguồn cung khí đốt từ Nga qua đường ống TurkStream. Chính phủ cho biết hiện tại sẽ không áp dụng các hạn chế đối với tiêu thụ khí đốt trong nước mặc dù quốc gia Balkan có 6,5 triệu dân này đáp ứng được hơn 90% nhu cầu khí đốt của mình nhờ nhập khẩu từ Nga.

Công ty khí đốt nhà nước của Ba Lan, PGNiG, cho biết họ đã được Gazprom thông báo rằng việc giao hàng qua đường ống Yamal-Europe sẽ dừng vào 27/4. 

Ba Lan không chỉ từ chối thanh toán khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp mà còn là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ cho nước láng giềng Ukraine. Vào 26/4, họ đã công bố một danh sách trừng phạt nhắm vào 50 công ty và nhà tài phiệt Nga, bao gồm cả Gazprom.

Đường ống Yamal vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến Ba Lan và Đức, qua Belarus. Ba Lan đã nhận được khoảng 9 tỷ mét khối khí đốt của Nga hàng năm.

PGNiG nói rằng yêu cầu của Nga trong việc bằng đồng rúp là vi phạm hợp đồng Yamal.

Biểu đồ dòng chảy được công bố trên trang web của Mạng lưới các nhà vận hành hệ thống truyền tải khí đốt của Châu Âu cho thấy dòng khí giảm mạnh tại các điểm vào ở Kondratki, một thị trấn ở miền đông Ba Lan và Vysokaye, thuộc Belarus.

Hãng thông tấn Nga Tass dẫn nguồn từ Gazprom cho biết Ba Lan phải thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt của mình theo một thủ tục mới.

Bộ trưởng Khí hậu Ba Lan Anna Moskwa nhấn mạnh rằng Ba Lan đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống như vậy sau nhiều năm nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga. Bà cho biết đất nước đã độc lập một cách hiệu quả khi trước nguồn khí đốt của Nga trong một thời gian. “Sẽ không có chuyện thiếu khí đốt trong các ngôi nhà ở Ba Lan,” bà Moskwa tweet. 

Ba Lan đã tập trung làm việc và mở rộng phạm vi nguồn cung từ những năm 1990 để dần giảm bớt sự phụ thuộc năng lượng từ Nga và đang trên đà chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt trong năm nay. Gần đây, Ba Lan cũng đã ngừng nhập khẩu than của Nga. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…