Ngành dầu ô liu đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn nhất lịch sử

Biến đổi khí hậu, giá cả tăng vọt, lãi suất cao và lạm phát dai dẳng đã gây thiệt hại cho toàn bộ chuỗi giá trị dầu ô liu trong những tháng gần đây...

Ngành dầu ô liu đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn nhất lịch sử

Hai năm nắng nóng liên tiếp ở Tây Ban Nha đã khiến thu hoạch ô liu bị hạn chế, dẫn đến đỉnh điểm là đợt tăng giá chưa từng có khiến người tiêu dùng cũng như những tên tuổi kỳ cựu trong ngành phải choáng váng.

Miguel Angel Guzman, giám đốc bán hàng tại Deoleo - nhà sản xuất dầu ô liu lớn nhất thế giới chia sẻ với CNBC qua email: “Chúng tôi đang phải đối mặt với một trong những thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử của ngành sản xuất dầu ô liu. Lạm phát dai dẳng cùng với lãi suất cao và dự báo thu hoạch không thuận lợi (về cả số lượng và chất lượng do chu kỳ hạn hán) đã khiến giá tăng cao đáng kể”.

Tây Ban Nha là nơi đóng góp tới hơn 40% sản lượng dầu ô liu của thế giới, do đó quốc gia này cũng trở thành điểm tham khảo giá cả toàn cầu.

Vào tháng 1 đầu năm nay, giá dầu ô liu nguyên chất ở Andalusia của Tây Ban Nha có thời điểm đạt mức cao kỷ lục 9,2 euro, tương đương 9,84 USD/kg. Theo chỉ số chuẩn của Mintec, giá hiện giao dịch quanh mức 7,8 euro tính đến ngày 19/4, giảm nhẹ từ mức khoảng 8 euro vào cuối tháng 3 vừa qua.

Giá dầu ô liu đã hạ nhiệt một phần do ước tính sản lượng tăng và lượng mưa có lợi trong tháng 3 và tháng 4.

Tuy nhiên, trong khi những cơn mưa gần đây ở Tây Ban Nha là tin tức tích cực, thì công ty vẫn đưa ra quan điểm thận trọng về triển vọng giá dầu ô liu. “Chúng tôi vẫn còn phải chờ thêm nhiều tháng cho đến khi có thể biết được khối lượng của vụ thu hoạch 2024/2025 và cho đến thời điểm đó, giá sẽ tiếp tục biến động”, ông Miguel Angel Guzman lưu ý.

Hầu hết nguồn cung cấp dầu ô liu của thế giới đều đến từ Địa Trung Hải, với các quốc gia Nam Âu như Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp nằm trong số những nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

107408809-1714575370846-gettyimages-1591763361-aa-11082023-1304341-1873.jpeg

Các nhà phân tích từng cảnh báo rằng ô liu là một loại cây cực kỳ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Mặc dù chúng thường có thể đối phó với nhiệt độ cao và chịu hạn khá tốt, nhưng điều kiện thời tiết gần đây là quá khắc nghiệt.

Đại diện từ Deoleo chia sẻ, hạn hán và nhiệt độ cao trong các giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển trái ô liu trong những năm gần đây đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng sản lượng thu hoạch ở Tây Ban Nha và toàn ngành dầu ô liu nói chung.

Về bản chất, ngành chịu ảnh hưởng bởi sự biến động cao của giá cả tại nguồn khi giá gốc có thể chiếm tới 80% tổng chi phí.

Khi được hỏi có thể làm gì để bảo vệ tốt hơn cây ô liu khỏi thời tiết khắc nghiệt do khí hậu gây ra, giám đốc bán hàng của Deoleo, ông Miguel Angel Guzman cho biết: “Lĩnh vực sản xuất dầu ô liu cần sẵn sàng cho một sự chuyển đổi sâu sắc. Ngay từ phía Deoleo chúng tôi cũng đang đẩy mạnh triển khai các cam kết về phương pháp thực hành tốt nhất mang tính bền vững, đổi mới và chất lượng, với sự tập trung luôn hướng đến người tiêu dùng”.

Deoleo, với các nhãn hiệu dầu ô liu gia dụng như Bertolli và Carbonell, hy vọng rằng tình hình hiện tại sẽ chỉ mang tính chu kỳ và thị trường sẽ về mức giá cả hợp lý hơn khi năng suất thu hoạch trong tương lai về quay trở lại bình thường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…