Citigroup: Giá cacao và cà phê chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây hạn chế nguồn cung cùng triển vọng trong nhu cầu toàn cầu, đợt tăng kỷ lục của giá cacao và cà phê có thể vẫn chưa dừng lại, một báo cáo mới đây từ Citigroup cho thấy…

Citigroup: Giá cacao và cà phê chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Trong một nghiên cứu được công bố mới đây, các nhà nghiên cứu của Citigroup cho biết đợt tăng giá kỷ lục của cacao và cà phê vẫn còn động lực để tiếp tục, phần lớn do điều kiện thời tiết biết lợi và kỳ vọng về nhu cầu.

Tại New York, hợp đồng tương lai cacao được giao dịch trên sàn ICE giảm nhẹ 1,6% ở mức 9.370 USD/tấn trong phiên 4/4. Hợp đồng, lần đầu tiên ghi nhận mốc trên 10.000 USD/tấn trong thời gian gần đây, đã tăng hơn 120% kể từ đầu năm đến nay.

Citi kỳ vọng, giao dịch cacao sẽ ổn định trong khoảng từ 9.000 đến 10.000 USD/tấn trong vòng 3 đến 4 tuần tới.

Ngoài ra, các nhà phân tích cũng tiết lộ trong một nghiên cứu hôm 3/4 rằng họ nhận thấy rủi ro thị trường tài chính hai chiều trong nửa cuối năm. Đặc biệt, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 có thể là một bước ngoặt trong chu kỳ tăng giá cacao.

Citi cho biết việc nghiền cacao (kết quả từ quá trình chế biến hạt) - vốn được xem như thước đo nhu cầu - sẽ là một yếu tố chính có khả năng quyết định liệu giá có tăng thêm hay không.

“Nếu hoạt động nghiền cacao chỉ giảm nhẹ (như trường hợp trong quý 4/2023) và các tuyên bố trong ngành không cho thấy sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng thì các nhà giao dịch có thể nhanh chóng nhắm tới mức 11.000-12.000 USD/tấn”, các nhà phân tích đánh giá.

Dự đoán này của Citi được dựa trên thực trạng về điều kiện thời tiết khó khăn đã ảnh hưởng đến sản xuất ở Tây Phi, nơi cung cấp khoảng 70% lượng cacao trên thế giới. Hai nhà sản xuất lớn nhất là Bờ Biển Ngà và Ghana gần đây đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, nắng nóng và dịch bệnh.

Ngân hàng Rabobank có trụ sở tại Hà Lan cho biết thêm, tình trạng khô hạn liên quan đến hiện tượng El Nino ở phần lớn Đông Nam Á, Ấn Độ, Australia và một số khu vực ở Châu Phi đã hỗ trợ giá cho các mặt hàng mềm như đường, cà phê và cacao trong những tháng gần đây.

Box: Hiện tượng El Nino đã tái xuất hiện vào năm ngoái, là một kiểu khí hậu xuất hiện tự nhiên khi nhiệt độ nước biển ở phía đông Thái Bình Dương tăng 0,5 độ C so với mức trung bình dài hạn. Nó có thể “mở đường” cho nhiều cơn bão và hạn hán hơn trên các khu vực.

Đối với triển vọng về cà phê, Citi tin rằng giá có thể tăng trong cả ngắn hạn và trung hạn.

Hợp đồng tương lai cà phê Arabica với đợt giao hàng tháng 5 đã vượt lên trên mốc quan trọng là 2 USD/ pound vào 3/4, ghi nhận mức cao mới trong năm. Tính đến thời điểm viết bài, hợp đồng này giao dịch cao hơn 1,8% lên 2,07 USD/pound.

Aakash Doshi, chiến lược gia hàng hóa cao cấp tại Citi lưu ý trong báo cáo: “Các động thái giá hiện tại phần lớn có thể do đợt nắng nóng ở Việt Nam ảnh hưởng đến sản xuất cà phê Robusta và kết quả là chuyển tiếp hỗ trợ sang hạt Arabica cao cấp”.

Diễn biến giá gần đây đã vượt quá mục tiêu ngắn hạn là 1,85 USD và thị trường đã sẵn sàng cho một đợt phục hồi lên 2,1 - 2,2 USD/pound do điều kiện thời tiết bất lợi và dòng vốn tài chính tiếp tục đổ vào, cũng như các tín hiệu thị trường khác.

Dự kiến giá cà phê Arabica sẽ giao dịch trong khoảng 1,88 USD đến 2,15 USD trong năm nay, Citi nhấn mạnh. Đồng thời, các nhà phân tích cũng bổ sung thêm rằng họ sẵn sàng tăng dự báo hơn nữa nếu triển vọng nguồn cung thắt chặt.

Xem thêm

Nguồn cung khan hiếm, giá cà phê Robusta tăng mạnh

Nguồn cung khan hiếm, giá cà phê Robusta tăng mạnh

Lượng cà phê Robusta xuất khẩu từ Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 1/2024, tuy nhiên, với thống kê tồn kho toàn cầu giảm xuống gần mức thấp kỷ lục, giá cà phê Robusta chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt…

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...