Vì sao nhiều nhà hàng Ấn Độ thẳng tay loại cà chua ra khỏi thực đơn

Do thiếu hụt nguồn cung khiến giá cả tăng cao, nhiều nhà hàng fast-food tại Ấn Độ buộc phải loại bỏ cà chua ra khỏi thực đơn của họ…

Giá cà chua đã tăng đột biến tại Ấn Độ trong thời gian qua
Giá cà chua đã tăng đột biến tại Ấn Độ trong thời gian qua

Cà chua đang dần biến mất khỏi các thực đơn nhà hàng ở Ấn Độ, với chuỗi fast-food Burger King là “nạn nhân” mới nhất bị ảnh hưởng bởi giá cả nguyên vật liệu tươi sống tăng cao.

Trong tuần trước, thương hiệu bánh mì Subway Ấn Độ thông báo sẽ tính thêm phí cho một lát phô mai hoặc cà chua trong hầu hết các loại bánh, Reuters đưa tin.

Vào tháng trước, McDonald’s Ấn Độ đã đưa ra thông báo về việc cơ sở của họ trên khắp đất nước sẽ tạm thời loại bỏ cà chua khỏi món bánh mì kẹp thịt (hamburger) với lý do về chất lượng, giá cả và thiếu nguồn cung. “Bất chấp những nỗ lực lớn của chúng tôi, các nhà hàng McDonald’s hiện không thể có đủ số lượng cà chua đạt tiêu chuẩn của hãng. Do đó, chúng tôi buộc phải phục vụ tới khách hàng những món ăn không có cà chua”, thông báo được dán ở các cửa hàng McDonald’s nêu rõ.

Giờ đây, các cửa hàng ở Ấn Độ của Burger King đều cho biết họ không thể thêm cà chua vào món ăn của mình. Không rõ liệu thay đổi này sẽ áp dụng cho tất cả hay chỉ một số cửa hàng của hãng.

Nhưng những lát cà chua bị thiếu trong bánh mì kẹp thịt của McDonald’s hay Burger King chỉ là mối quan tâm nhỏ nhất trong tâm trí của những người Ấn Độ bình thường. Bởi việc thiếu cà chua để sử dụng cho những món ăn chính hàng ngày, ví dụ như cà ri, dhal và rau củ nấu chín mới là điều khiến họ khổ tâm.

Tại Ấn Độ, cà chua là một loại thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực địa phương. Tuy nhiên, loại quả được yêu thích này lại ngày càng xa tầm với của nhiều người tiêu dùng trong nước.

Mới đây, ngân hàng trung ương Ấn Độ đã nâng dự báo lạm phát cho năm tài chính hiện tại từ mức 5,1% lên 5,4%, với lý do giá một số loại thực phẩm tăng cao ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

“Giá rau củ tăng đột biến, dẫn đầu là cà chua, sẽ gây áp lực tăng đáng kể đối với quỹ đạo lạm phát toàn phần trong ngắn hạn,” ngân hàng viết trong một tuyên bố.

Theo nông dân và các chuyên gia nông nghiệp, giá cà chua ở Ấn Độ đã tăng hơn 400% trong những tháng gần đây do mất mùa sau những đợt nắng nóng như thiêu đốt và sau đó là mưa lớn, mặc dù giá đã “dịu lại” phần nào trong tháng 8.

Vào cuối tháng 7, một kg cà chua được bán ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ có giá 203 rupee (~58 nghìn đồng), cao hơn gần ba lần so với năm ngoái, theo dữ liệu từ Cục Tiêu dùng Ấn Độ. Vào thời điểm đó, giá cà chua còn được so sánh là đắt hơn cả xăng (khoảng ~29 nghìn đồng/lít).

Theo bà Jocelyn Boiteau, tiến sĩ tại Viện Nông nghiệp và Dinh dưỡng Tata-Cornell cho biết, giá cà chua “phi mã” một phần là do thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu. Theo đó, chỉ một số khu vực ở miền nam Ấn Độ có điều kiện thích hợp để trồng cà chua trong những tháng mùa hè, vì vậy bất kỳ vấn đề liên quan đến khí hậu nào ở những khu vực đó đều có thể tác động đến nguồn cung cà chua tươi ở cấp quốc gia.

Một nông dân trồng cà chua ở bang Haryana chia sẻ với phóng viên The Guardian rằng vụ thu hoạch cà chua của ông năm nay chỉ bằng một nửa so với 30.000 kg cà chua thông thường hàng năm.

Mùa hè năm nay, toàn bộ Ấn Độ đã bị rung chuyển bởi lượng mưa chưa từng có kéo theo sau những đợt nắng nóng gay gắt, cho thấy Ấn Độ là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của khủng hoảng khí hậu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…