Nhà đồng sáng lập đế chế tỷ đô cùng Kim Kardashian, Emma Grede: "Tôi có một quy tắc - bạn phải làm những điều khiến mình sợ hãi"

Emma Grede là nữ doanh nhân đứng đằng sau đế chế thời trang trị giá tỷ đô của nữ hoàng giải trí Kim Kardashian.
Nhà đồng sáng lập đế chế tỷ đô cùng Kim Kardashian, Emma Grede: "Tôi có một quy tắc - bạn phải làm những điều khiến mình sợ hãi"

Đối với Emma Grede, lớn lên ở Đông London vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 có nghĩa là một điều: Ước mơ trở nên lớn mạnh trong ngành thời trang. “Đó là thời điểm tất cả đều xoay quanh các siêu mẫu,” Emma Grede, 39 tuổi, chia sẻ với CNBC. “Thời trang của Anh đã thực sự bùng nổ." Và ngày nay, cô cho rằng mình đã đạt được ước mơ. Năm 2018, Emma đồng sáng lập thương hiệu Skims có trụ sở tại Culver City, California cũng ngôi sao truyền hình Kim Kardashian - người đã chia sẻ với New York Times vào tháng 4 rằng công ty được định giá 1,6 tỷ USD.

Dự án hợp tác giữa SKIMS và Fendi đã gây được tiếng vang lớn trong giới thời trang cùng khoản lợi nhuận 1 tỷ USD trong... 1 phút bán ra.
Dự án hợp tác giữa SKIMS và Fendi đã gây được tiếng vang lớn trong giới thời trang cùng khoản lợi nhuận 1 tỷ USD trong... 1 phút bán ra.

Emma cũng là nhà đồng sáng lập và CEO của Good American có trụ sở tại Los Angeles, một thương hiệu quy mô lớn mà cô đã ra mắt cùng em gái của Kim - Khloé Kardashian vào năm 2016. Công ty đang trên đà mang lại doanh số 155 triệu USD vào năm 2021, theo phát ngôn của công ty.

Khloe Kardashian và Emma Grede đồng sáng lập thương hiệu thời trang Good American.
Khloe Kardashian và Emma Grede đồng sáng lập thương hiệu thời trang Good American.

Nhưng hành trình đến với thành công của Emma không hề đơn giản. Năm 2008, bảy năm sau khi tốt nghiệp Đại học Thời trang London, cô quyết định thành lập công ty tiếp thị giải trí, ITB Worldwide. Cô ấy chỉ mới 26 tuổi, với kinh nghiệm ít ỏi trong ngành nhưng đầy quyết tâm và hoài bão. Như Emma kể lại, công ty cũng đã đạt được chút tiếng tăm sau khi cô ấy dành vô số giờ trên điện thoại để trau dồi kỹ năng giao dịch của mình, đảm bảo an toàn cho các đối tác thương hiệu như Dior và các khách hàng như Kris Jenner và Natalie Portman. Vào năm 2018, ITB Worldwide đã được công ty tiếp thị Rogers & Cowan mua lại với số tiền không được tiết lộ.

Ngày nay, Emma Grede cũng nằm trong hội đồng quản trị của 15 Percent Pledge, một tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích các nhà bán lẻ cam kết hỗ trợ ít nhất 15% giá bán của họ cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da đen. 

Emma từng chia sẻ trên Shark Tank: “Tôi chưa bao giờ có tham vọng thành lập công ty của riêng mình. Tôi vốn không thực sự quen biết nhiều người thành công với công ty riêng. Nhưng sự thất vọng vì mức lương quá thấp [trong công việc đầu tiên sau đại học] và cảm giác như tôi không được làm chủ số phận của chính mình đã là điều đã khiến tôi bắt đầu công việc của riêng mình.”

“Và tôi có một quy tắc: Bạn phải làm những điều khiến bạn sợ hãi. Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nhân.”

Trong 6 hay 7 tháng đầu tiên, tôi phải tự làm tất cả mọi thứ từ con số 0. Tôi sẽ đi ra ngoài để “giành lấy” hợp đồng, thực hiện mọi công việc liên quan và sau đó trở lại văn phòng vào đêm muộn và lập hóa đơn và gửi thanh toán. Sau đó, tôi đã thuê thêm nhân viên và trả cho họ mức lương cao hơn chính mình bởi vì tôi cần bù đắp cho những thiếu sót hoặc lỗ hổng kiến ​​thức của bản thân.

Một số người sẽ nói: “Tôi là CEO. Tôi là người đứng đầu. Đáng lẽ tôi sẽ được trả nhiều tiền nhất. Nhưng đối với tôi, tất cả không bao giờ là về tiền. Tôi muốn mình là người chiến thắng trong mọi mặt. Trong khoảng thời gian cuối của ITB, chúng tôi có văn phòng ở New York, Los Angeles và London, và hơn 150 nhân viên. Tôi đã có thể bán công ty, đó là một cột mốc quan trọng. Bạn tạo ra may mắn của riêng bạn, phải không? Đó là nơi mà sự chuẩn bị gặp gỡ cơ hội.”

Khi được hỏi về những lời khuyên trong kinh doanh và cuộc sống, Emma Grede thẳng thắng: “Tất cả đều là về các mối quan hệ, tôi tự thừa nhận mình là một người giỏi tạo và nuôi dưỡng các mối quan hệ. Bạn phải đặt cái tôi của mình ở ‘ngoài cửa’ và luôn biết khiêm tốn.”

“Lớn lên, tôi học cách lắng nghe nhiều hơn là nói. Đó là một kỹ năng thực sự quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ: Bạn phải nghe những gì khách hàng muốn và truyền tải lại ý muốn của họ cho chính họ. Tôi sẽ không thể kể hết bao nhiêu lần mình giành được hợp đồng nhờ việc đó. Họ sẽ kiểu ‘Như thể cô hiểu được chính xác những gì chúng tôi muốn’.”

“Tôi là một người biết quan tâm. Tôi thực sự quan tâm đến câu chuyện của khách hàng. Khi bạn thật tâm đến từ sự chân thành từ trái tim- khách hàng, cộng sự kinh doanh và nhân viên - họ cảm thấy một sự kết nối không thể diễn tả được.”

“Một phần trách nhiệm của bạn khi thành công, đặc biệt là với tư cách là phụ nữ, là hiểu hành trình đó như thế nào đối với những người phụ nữ khác. Phụ nữ, bất kể họ đến từ đâu, thường rất khó có thể huy động được quỹ khởi nghiệp nhiều như nam giới, đặc biệt là đối với những ý tưởng lấy phụ nữ làm trung tâm. Và đối với phụ nữ da màu, con số [vốn huy động] còn thấp hơn nữa. Một phần lý do khiến tôi muốn tham gia “Shark Tank” [là] để hỗ trợ và mang đến sự công bằng cho tất cả mọi người.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…