Nhà tổ chức chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook chưa thấy được “cam kết” từ Mark Zuckerberg

Nhà tổ chức chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook cho biết họ nhận thấy không có một cam kết hành động nào được CEO Mark Zuckergerg đưa ra sau cuộc họp chung.
Nhà tổ chức chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook chưa thấy được “cam kết” từ Mark Zuckerberg

Hơn 900 nhà quảng cáo đã đăng ký với chiến dịch “StopHateForProfit”, được tổ chức bởi các nhóm dân quyền Hoa Kỳ nhằm tạo áp lực đối với mạng XH lớn nhất thế giới - Facebook để ngăn chặn các phát ngôn thù địch và thông tin sai lệch, sau cái chết của George Floyd. 

Liên đoàn chống phỉ bảng (ADL), Báo chí Tự do (Free Press), Color of Change và NAACP đã có cuộc gặp mặt video với các giám đốc cấp cao của Facebook, bao gồm cả nhà sáng lập, CEO Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg. 

“Họ [Facebook] đến cuộc họp như thể để mong chờ một điểm A khi điểm danh,” ông Rashad Robinson, chủ tịch Color of Change nói trong một cuộc gọi báo chí sau cuộc họp. 

Trong tuyên bố riêng, Facebook trả lời rằng “chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ được đánh giá qua hành động của mình chứ không phải những lời nói đơn thuần. Facebook luôn cảm thấy biết ơn các nhóm và nhiều đơn vị khác vì sự tham gia đóng góp của họ”. 

“StopHateForProfit” - chiến dịch kêu gọi các các nhà quảng cáo tạm dừng quảng cáo của họ trên Facebook trong tháng 7 - đã vạch ra 10 thay đổi mà họ hy vọng Facebook sẽ thực hiện, bao gồm việc cho phép các nạn nhân của ngôn từ thù địch, bắt nạt ảo có thể nói chuyện với một nhần viên của Facebook cung như việc công ty sẽ hoàn tiền cho các thương hiệu có quảng cáo hiện thị bên cạnh các nội dung nhạy cảm (trước khi các nội dung nào bị gỡ bỏ). 

Nhà tổ chức chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook chưa thấy được “cam kết” từ Mark Zuckerberg ảnh 1

Color of Change cho biết, khuyến nghị duy nhất mà ông Zuckerberg và bà Sandberg cố gắng giải quyết chỉ là việc thiết lập một vị trí dân quyền trong công ty, nhưng lại không cam kết đưa nó trở thành một công việc điều hành cấp cao hay xác định rõ vai trog của vị trí này. 

Facebook cũng đã “từ chối cung cấp” sự hỗ trợ trực tuyến từ nhân viên công ty cho các nạn nhân, đồng thời không cung cấp thêm chi tiết về các kế hoạch sàng lọc ngôn từ kích động thù địch như đã thảo luận với các nhà quảng cáo, Color of Change tường thuật lại cuộc họp. 

Jonathan Greenblatt, giám đốc điều hành ADL nhận xét: “Chúng tôi có 10 yêu cầu và đã trao đổi đủ cả 10 yêu cầu đó nhưng Facebook đã không đưa ra bất kỳ một cam kết, khung thời gian hay kết quả rõ ràng nào cả.” 

Các tổ chức phi lợi nhuận bên ngoài Hoa Kỳ cũng đã đề nghị hỗ trợ cho chiến dịch “StopHateForProfit”, giám đốc điều hành Free Press Jessica Gonzalez chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...