Nhà Trắng có thể gỡ bỏ thuế quan với Trung Quốc để giảm giá tiêu dùng

Tổng thống Joe Biden nói rằng hạ nhiệt giá cả là ưu tiên hàng đầu của ông hiện nay.
Nhà Trắng có thể gỡ bỏ thuế quan với Trung Quốc để giảm giá tiêu dùng

Tổng thống Joe Biden cho biết có thể giảm một số mức thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc để giúp kiểm soát giá tiêu dùng đang tăng ở Mỹ. 

Nhà Trắng đang xem xét các hình phạt thuế quan được áp dụng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump - vốn đã làm tăng giá của hầu như mọi mặt hàng, từ tã lót đến quần áo và đồ nội thất - và có thể sẽ loại bỏ chúng hoàn toàn, TT Biden cho biết trong bài phát biểu từ Washington hôm thứ 10/5. 

"Chúng tôi đang xem xét điều gì sẽ có tác động tích cực nhất", TT Biden nói và cho biết thêm rằng việc loại bỏ thuế quan hiện đang được thảo luận.

Trong thời gian đương nhiệm, cựu TT Donald Trump đã giáng một loạt đòn trừng phạt với hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại kéo dài với Bắc Kinh với mong muốn tạo cơ hội các mặt hàng do Mỹ sản xuất.

Việc loại bỏ thuế quan từ thời chính quyền TT Trump đối với các sản phẩm của Trung Quốc sẽ hạ nhiệt lạm phát ở mức độ nào đang là vấn đề tranh luận giữa các nhà kinh tế. Nhiều người nói rằng việc nới lỏng hoặc loại bỏ hoàn toàn thuế quan là một trong số ít các lựa chọn có sẵn hiện nay cho Nhà Trắng với mong muốn sử dụng mọi đòn bẩy có sẵn để giảm thiểu chi phí.

TT Biden đã nhắc lại rằng sự kết hợp của các giao thức Covid-19 trong và ngoài nước và cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến giá cả ở Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu những năm 1980.

"Tôi muốn mọi người Mỹ biết rằng tôi đang rất coi trọng vấn đề lạm phát", TT Biden nói. “Nguyên nhân đầu tiên của lạm phát là một đại dịch thế kỷ đã xảy ra. Nó làm đóng cửa nền kinh tế toàn cầu và tác động nặng nề tới chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng”.

“Và năm nay chúng ta có nguyên nhân thứ hai: cuộc chiến ở Ukraine,” ông nói thêm, đề cập đến sự gia tăng đáng kể của giá dầu trong thời gian qua.

TT Biden cũng lưu ý rằng chiến tranh cũng đã làm tăng giá đối với các sản phẩm lương thực chính như lúa mì và ngô, lần lượt tăng 40% và 30% vào năm 2022. Nga và Ukraine cùng cung cấp hơn 1/4 thế giới lúa mì.

Các nhà kinh tế cho rằng đại dịch - đặc biệt là những cách thức gần đây của Trung Quốc nhằm kiểm soát các trường hợp gia tăng địa phương - và cuộc chiến ở Ukraine đều là nguyên nhân khiến lạm phát tăng 8,5% so với năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1981. 

Hàng chục cuộc thăm dò đã chỉ ra rằng người Mỹ hiện tin rằng lạm phát là vấn đề chính mà Mỹ phải đối mặt và là mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế từ cuộc suy thoái Covid-19. Trong khi một số biện pháp kinh tế đã tạo ra sự phục hồi đáng kể - tỷ lệ việc làm của Hoa Kỳ được giữ ổn định ở mức 3,6% vào tháng trước - hóa đơn xăng và hàng tạp hóa cao hơn tiếp tục ảnh hưởng tới người dân và gây ra sự phẫn nộ trên khắp đất nước.

Xem thêm

Châu Âu: Tỷ lệ lạm phát tháng 3/2022 leo lên mức cao kỷ lục

Châu Âu: Tỷ lệ lạm phát tháng 3/2022 leo lên mức cao kỷ lục

Tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 3/2022 leo lên mức cao kỷ lục khi mà tình hình căng thẳng leo thang giữa Nga – Ukraine đẩy giá năng lượng và thực phẩm leo thang, thực tế này gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về việc nâng lãi suất chủ chốt.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?