Nhật bản: Nam doanh nhân "nghiện làm đẹp" trong thời đại dịch

Các nam doanh nhân Nhật Bản ở độ tuổi 40, 50 và 60, những người trước đây vốn ít quan tâm đến việc làm đẹp đang ngày càng có xu hướng ghé thăm các cửa hàng trang điểm - với hy vọng “đẹp hơn” hơn trong các cuộc họp trực tuyến.
Nhật bản: Nam doanh nhân "nghiện làm đẹp" trong thời đại dịch

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản tới bờ vực điêu đứng về tài chính, nhưng Takumi Tezuka - ông chủ của một cửa hàng trang điểm và làm tóc cho nam giới ở Tokyo, thì lại chứng kiến ​​lượng khách hàng của mình ngày càng mở rộng.

“Trước đây, hầu hết khách hàng của chúng tôi là nam giới ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng giờ đây, chúng tôi có thêm nhiều khách hàng doanh nhân hơn”. Không giống như giới trẻ - những người mong muốn có thể “lột xác hoàn toàn”, các doanh nhân lớn tuổi dường như chỉ hy vọng bản thân có thể “đẹp lên một chút” bằng cách trang điểm. 

“Đàn ông ở độ tuổi 40, 50 và 60 đến tiệm của chúng tôi vì khi làm việc tại nhà và dành nhiều thời gian họp trực tuyến, sẽ có nhiều người tập trung nhìn vào khuôn mặt của họ trên màn hình và do đó họ bắt đầu quan tâm hơn đến ngoại hình hơn.”

Tezuka cũng cho biết các doanh nhân lớn tuổi có xu hướng chi nhiều tiền hơn và đến cửa hàng thường xuyên hơn những người ở độ tuổi 20 và 30.

Một khách hàng, anh Yoshihiro Kamichi, 44 tuổi, gần đây đã đến tiệm của Tezuka để mua đồ trang điểm lần đầu tiên. Anh Kamichi chọn cách trang điểm cho mí mắt và đánh phấn nền lên mặt để che khuyết điểm. Chuyên gia trang điểm sẽ tỉa lại lông mày cẩn thận, tạo đường nét cho dáng mũi và khuôn mặt bằng cách đánh khối. 

"Người này là ai? Tôi không ngờ người trong gương lại chính là mình,” anh Kamichi thốt lên đầy bất ngờ và thích thú. 

Ngành công nghiệp làm đẹp cho nam giới đã và đang mở rộng ở Nhật Bản. Theo công ty nghiên cứu Fuji Keizai Group, thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới đã tăng từ khoảng 600 tỷ yên (5,5 tỷ USD) lên ước tính 623 tỷ yên (5,7 tỷ USD) từ năm 2018 đến 2019. 

Shiseido - một trong những công mỹ phẩm lâu đời nhất thế giới cho biết một trong những dòng trang điểm dành cho nam của họ đã đạt mức tăng trưởng hai con số trong thời kỳ đại dịch. Uno, thương hiệu chăm sóc nam giới của Shiseido, hiện đang mở rộng độ tuổi mục tiêu dành cho mỹ phẩm từ nam giới ở độ tuổi 20 đến nam giới ở độ tuổi 40.

Không chỉ vậy, sau khi Shiseido phát hành phần mềm filter trang điểm cho phụ nữ trong các cuộc họp trực tuyến như Zoom vào năm ngoái, vô số bình luận từ các nam doanh nhân đã tràn vào các tài khoản mạng xã hội của hãng yêu cầu một filter dành cho nam giới.

Để giúp nam giới có thể tiếp cận với mỹ phẩm một cách dễ dàng hơn, thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản @Cosme Tokyo đã tạo ra một khu vực dành riêng cho các mặt hàng trang điểm cho nam giới tại cửa hàng ở phía trước ga Harajuku, một khu vực thời thượng của Tokyo.

Xem thêm

Xu hướng làm đẹp an toàn từ thiên nhiên

Xu hướng làm đẹp an toàn từ thiên nhiên

Trong vài năm trở lại đây, phái đẹp đặc biệt ưa chuộng mỹ phẩm đến từ Israel. Nhờ thành phần thiên nhiên lành tính, an toàn cho làn da lão hóa, mỹ phẩm Israel đã tạo nên “cơn sốt” mới về một phương ph

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...