Nhật Bản phải cân nhắc kích cầu du lịch trước diễn biến khó lường của đại dịch

Bộ trưởng phụ trách tái thiết kinh tế Nhật Bản Nishimura Yasutoshi cho biết trong vài ngày tới, chính phủ sẽ công bố phương hướng mới cho chương trình kích cầu du lịch “Go to” do số ca nhiễm Covid-19 liên tục tăng mạnh.
Nhật Bản phải cân nhắc kích cầu du lịch trước diễn biến khó lường của đại dịch

Phát biểu trong một chương trình của NHK, ông Nishimura cho biết Cơ quan Du lịch Nhật Bản có thể yêu cầu các hãng du lịch dừng chấp nhận đăng ký áp dụng chương trình nói trên và đang tìm cách để cho phép khách du lịch hủy chuyến đi mà không phải trả phí.

Cũng theo ông Nishimura thì trong vài ngày tới, chính phủ sẽ công bố phương hướng mới cho chương trình “Go To” trên cơ sở hợp tác với tỉnh trưởng các tỉnh có số ca nhiễm đang tăng mạnh.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ áp đặt trở lại mức hạn chế số người tham dự sự kiện thể thao hay các sự kiện lớn khác nhằm kiềm chế dịch COVID-19 đang lây lan mạnh. 

Theo NHK, Nhật Bản ngày 22/11 ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước tới nay, với 2.596 trường hợp. Riêng tại Tokyo, số ca nhiễm SARS-CoV-2 là 539 ca.

Thủ tướng Suga Yoshihide đang nỗ lực thúc đẩy việc đạt được sự cân bằng giữa việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và phục hồi nền kinh tế.

Nhật Bản khởi động chương trình trợ cấp du lịch mang tên "Go to travel" vào tháng 7, nhằm mục đích hồi sinh ngành du lịch trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19

Chương trình hỗ trợ trị giá 1.350 tỷ yen (12,8 tỷ USD) kéo dài đến hết tháng 1/2021. Chương trình đưa ra mức giảm giá 35% cho chi phí khách sạn và tour du lịch trọn gói, bên cạnh mức chiết khấu 15% dưới dạng phiếu giảm giá có thể được sử dụng để mua sắm hoặc ăn uống tại nhà hàng khi người dân đi du lịch. Tổng mức giảm giá được giới hạn khoảng 20.000 yen/người/đêm và 10.000 yen cho chuyến đi trong ngày.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...