Nhiều người Hàn Quốc chỉ trích việc thả tự do cho thái tử Samsung

Nhiều người Hàn Quốc cho rằng ông Lee Jae-yong được thả tự do là một điều tốt cho nền kinh tế, nhưng một số người khác lại chỉ trích phán quyết của tòa án, họ nói rằng "nếu
Nhiều người Hàn Quốc chỉ trích việc thả tự do cho thái tử Samsung

Theo đó phán quyết của tòa án thả tự do cho Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong được nhiều người gọi là thông tin "gây sốc".

Lee Jae-yong bị bắt vào năm ngoái vì một số cáo buộc tham nhũng, hối lộ và đã bị kết án 5 năm tù giam.

Lee Jae-yong đã mỉm cười khi ra khỏi tù, và sắp sửa trở lại vai trò Phó chủ tịch Samsung. Như vậy, sau cả năm dài ngồi tù, Lee Jae-yong gần như được phán quyết không mắc tội lỗi nào.

Trả lời truyền thông sau khi bước chân ra khỏi nhà tù, Lee nói rằng đã dành khoảng thời gian trong tù để suy ngẫm về bản thân, và rất lấy làm tiếc, xin lỗi mọi người vì chưa làm tốt nhất. Việc đầu tiên ông làm sau khi ra tù là đi thăm cha ông đang nằm viện.

Theo trang Aljazeera, năm ngoái, hàng triệu người Hàn Quốc đã biểu tình về vụ cựu Tổng thống Park Geun-hye tham ô. Những người biểu tình nói Lee đã chi đến 40 triệu USD để làm "phí bôi trơn' cho thương vụ sáp nhập 2 đơn vị của Samsung – một thương vụ quan trọng cho việc Lee kế vị chiếc ghế lãnh đạo Samsung.

Theo Park Sangin, giáo sư của trường Đại học Quốc gia Seoul, nhiều người dân rất giận dữ với nền chính trị kiểu kinh tế này, quyền lực chính trị của tổng thống đã được sử dụng cho mục đích cá nhân và quyền lực kinh tế của Samsung cũng đã tạo cơ hội cho lợi ích cá nhân.

Nhiều người đã hy vọng bản án 5 năm tù hồi năm ngoái sẽ mở ra một thời đại mới cho nền kinh tế, chính trị Hàn Quốc. Giờ đây, nhiều người lo lắng mọi việc sẽ lại diễn ra như trước đây, họ bình luận bản án năm ngoái và năm nay rất khác nhau, và không chắc chắn điều đó là tốt hay xấu.

Không rõ bản án với lãnh đạo Samsung sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cựu tổng thống Park, người vẫn đang ngồi tù từ năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...