Nữ tỷ phú Trần Lệ Hoa: Nghèo đói là trường học lớn nhất đời tôi

Trước khi đứng trên đỉnh cao của tiền tài và danh vọng, nữ tỷ phú bất động sản người Trung Quốc - Trần Lệ Hoa đã trải qua một cuộc đời truân chuyên với không ít sóng gió.
Nữ tỷ phú Trần Lệ Hoa: Nghèo đói là trường học lớn nhất đời tôi

Giữ vị trí chủ tịch của Tập đoàn Fu Wah Group - một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Bắc Kinh, nữ tỷ phú tự thân Trần Lệ Hoa không còn là cái tên xa lạ với người Trung Quốc. Thế nhưng, ít ai biết rằng, Trần Lệ Hoa đã trải qua một cuộc đời truân chuyên để đứng trên đỉnh cao của tiền tài và danh vọng hôm nay.

Hậu duệ đời cuối vương triều Mãn Thanh

Sinh năm 1941, Trần Lệ Hoa là tiểu thư cành vàng lá ngọc của gia tộc Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng tại Trung Quốc vào những năm 40 của thế kỷ XX. Được sinh ra trong Cung điện Mùa hè (Di Hoà Viên) uy nghiêm và tráng lệ, nhưng tuổi thơ Trần Lệ Hoa lại chẳng mấy êm đềm. Sinh ra đúng thời loạn lạc, Trần Lệ Hoa đã tận mắt chứng kiến triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu sụp đổ sau 3 thế kỷ cầm quyền. Từ một tiểu thư danh gia vọng tộc, gia đình Trần Lệ Hoa bị đẩy đến đáy khi mất đi cả gia thế lẫn tiền tài.

Quãng thời gian tuổi thơ sau khi rời khỏi Cung điện Mùa hè ít khi được Trần Lệ Hoa nhắc tới. Theo CNN, do gia cảnh quá vất vả nên khi mới 15 - 16 tuổi, Trần Lệ Hoa đã phải bỏ học cấp ba để đi làm công nhân trong một xưởng gỗ để phụ giúp gia đình.

Vươn lên thành “nữ vương bất động sản Bắc Kinh”

Sau một thời gian làm công nhân, Trần Lệ Hoa đã tích lũy được một số kinh nghiệm về đồ gỗ. Bà nhanh chóng tự mở một cửa hàng buôn bán và sửa chữa đồ nội thất của riêng mình tại Bắc Kinh khi mới chớm 20 tuổi. Hai thập kỷ sau đó, nhận thấy thị trường đồ gỗ cổ ở Hong Kong - lúc đó là thuộc địa của Anh, đang phát triển mạnh, Trần Lệ Hoa đã chuyển tới Hong Kong để theo đuổi giấc mơ phục chế đồ nội thất cổ của mình. "Khi tôi trưởng thành, tôi cảm thấy cần phải bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của người Trung Hoa" - bà Lệ Hoa nói với CNN.

Năm 1980, ngay khi chuyển tới Hong Kong, bà đã mở một nhà máy chuyên sản xuất đồ nội thất và bắt đầu tạo ra những thiết kế mô phỏng lại những đồ cổ bà đã từng được thấy trong các cung điện ở Bắc Kinh. Bên cạnh đó, bà vẫn duy trì hoạt động kinh doanh các đồ nội thất hiện đại để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Sự nghiệp kinh doanh của bà nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu. Tới cuối thập niên 80, bà đã mua được 12 căn biệt thự và trở thành một hiện tượng đình đám ở đất Hong Kong lúc bấy giờ.

Cũng trong thời gian này, nhận thấy tiềm năng của ngành bất động sản tại quê nhà, Trần Lệ Hoa bán hết tài sản tại Hong Kong và trở lại Bắc Kinh để tìm hiểu thị trường nhà đất. Năm 1998, bà thành lập Tập đoàn Quốc tế Fu Wah - một tập đoàn kinh doanh đa ngành. Thời gian đầu, Fu Wah chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng. Tập đoàn nhanh chóng phát triển và giành được quyền xây dựng nhiều dự án trọng điểm của thành phố như phố kinh doanh Kim Bảo, Trung tâm Thương mại Thế giới, Đài phun nước Bắc Kinh và Kênh đào Bắc Kinh.

Từ những thành công đó, Fu Wah mở rộng mạng lưới kinh doanh sang lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Hiện nay, Fu Wah đang là đơn vị làm chủ nhiều bất động sản lớn tại các tỉnh thành như Chang An Club, tổ hợp căn hộ cao cấp Lee Garden hay tổ hợp nhà phố thương mại khu Vương Phủ Tỉnh... Nhờ những thành công trong lĩnh vực bất động sản, Trần Lệ Hoa đã vươn lên trở thành một trong ba tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng lên tới 5,8 tỷ USD, theo định giá của Forbes năm 2018, được mệnh danh là “nữ vương” trong giới bất động sản Bắc Kinh.

Chia sẻ với báo chí Trung Quốc về bí quyết thành công, Trần Lệ Hoa cho biết trước khi làm bất cứ điều gì, bà luôn xem xét tới lợi ích của quốc gia, lợi ích của người dân và lợi ích của đối tác. Trong kinh doanh, trung thực và uy tín chính là hai yếu tố quan trọng nhất với bà.

Tình yêu lớn dành cho di sản truyền thống

Không chỉ thành công trong lĩnh vực bất động sản, Trần Lệ Hoa còn đạt được nhiều thành tựu trong việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Một năm ngay sau khi thành lập Tập đoàn Fu Wah, bà mạnh tay đầu tư 200 triệu nhân dân tệ (660 tỷ đồng) để xây dựng Bảo tàng gỗ đàn hương đỏ Trung Quốc - nơi gìn giữ và bảo tồn đồ gỗ cổ đầu tiên và lớn nhất thế giới.

Trải dài trên diện tích 25.000 m2, bảo tàng của bà lưu giữ hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật được chế tạo và điêu khắc từ gỗ đàn hương đỏ như mô hình Tử Cấm Thành, tháp Feiyun, chùa Long Tuyền... Nhiều người ví von rằng gỗ đàn hương đỏ là mối tình đầu của bà. Nó gắn bó với bà từ thuở còn sống trong “nhung lụa” và rồi ở lại tâm trí bà mãi mãi, kể cả lúc khốn khó hay khi đã đứng trên đỉnh cao danh vọng.

“Gỗ đàn hương là một phần quan trọng trong nền văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi không thể đánh mất nó. Bản thân nó cũng đã là một điều kỳ diệu rồi", Trần Lệ Hoa cho biết. Toàn bộ sản phẩm trong bảo tàng đều là sở hữu riêng của Trần Lệ Hoa, từ các tòa nhà cho tới hàng nghìn mẫu vật quý giá bên trong. Bà đã từng khẳng định bảo tàng này tiêu tốn tiền của nhiều hơn bất cứ dự án bất động sản nào mà Fu Wah từng đầu tư nhưng bà không hối tiếc vì đã xây dựng nó. Đặc biệt, Trần Lệ Hoa chưa bao giờ bán bất cứ món đồ nào trong bảo tàng kể cả khi được ngã giá rất cao.

Bà Lệ Hoa cho biết dù chưa bao giờ trông đợi bảo tàng mang lại lợi nhuận cho mình, nhưng bà không bao giờ nghi ngờ về giá trị lịch sử và văn hóa khổng lồ của nó. “Mỗi bộ sưu tập trong bảo tàng đều là kho báu và chúng ta không thể từ bỏ kho báu của đất nước mình. Kế thừa và mang văn hóa truyền thống Trung Quốc ra thế giới là trách nhiệm của các thế hệ. Bổn phận của thế hệ này là phải lưu giữ những di sản truyển thống để thế hệ sau hiểu được rằng văn hóa Trung Quốc nổi bật như thế nào”, bà nói.

 Theo Zing.vn

Bài viết đã được Thương Gia lược bớt

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…