Ông chủ Amazon chính thức trở thành người giàu nhất thế giới

Jeff Bezos chính thức thành người thứ 7 giữ danh hiệu “giàu nhất thế giới” trong 30 năm qua...
Ông chủ Amazon chính thức trở thành người giàu nhất thế giới

Theo Forbes, đầu phiên giao dịch ngày 27/7, cổ phiếu Amazon tăng 1,6%, nâng tài sản của tài sản của nhà sáng lập Jeff Bezos lên 90,6 tỷ USD, chính thức vượt qua tỷ phú Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới.

Với 90,6 tỷ USD, tài sản của Jeff Bezos nhiều hơn của nhà sáng lập Microsoft Bill Gates 600 triệu USD, chính thức thành người thứ 7 giữ danh hiệu “giàu nhất thế giới” trong 30 năm qua, Forbes cho biết.

Sự trỗi dậy của Jeff Bezos cho thấy sức mạnh và giá trị bền vững của Amazon, cũng như tầm ảnh hưởng của tỷ phú này đối với các lĩnh vực văn hoá, công nghệ và truyền thông thông qua đế chế kinh doanh đa ngành của mình.

Bắt đầu kinh doanh từ năm 22 tuổi, Jeff Bezos trở thành tỷ phú lần đầu tiên từ năm 1998 với tài sản 1,6 tỷ USD sau khi Amazon niêm yết cổ phiếu lần đầu. Năm 2007, tài sản của ông tăng lên 4,4 tỷ USD và dần tăng lên 18,4 tỷ USD vào năm 2012, là người giàu thứ 26 thế giới khi đó.

Tuy nhiên, chỉ trong 2 tuần qua, nhờ cổ phiếu Amazon tăng mạnh, tài sản của Jeff Bezos cũng tăng vọt. Ông hiện nắm giữ 79,9 triệu cổ phiếu Amazon, tương đương tỷ lệ 17%.

Trong hơn 5 năm qua, ông đã "bỏ túi" thêm 70 tỷ USD, trong đó có 45 tỷ USD tăng thêm trong 2015 - 2016. Theo đó, Jeff Bezos trở thành người có tài sản cá nhân tăng nhiều nhất trong lịch sử.

Chia sẻ về bước đầu lập nghiệp, Bezos cho biết ông nảy ra ý tưởng bán sách qua mạng khi còn làm việc cho một quỹ đầu tư tại New York. Ông đã từ bỏ công việc lương cao để thành lập công ty khởi nghiệp đầy rủi ro.

“Tôi đã lựa chọn con đường ít an toàn hơn để theo đuổi đam mê của mình và tôi tự hào với lựa chọn đó”, Bezos chia sẻ.

Trong hơn hai thập kỷ qua, Amazon đã dần phát triển thành hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Ngoài Amazon, đế chế kinh doanh của Bezos phủ rộng nhiều lĩnh vực, trong đó có tờ Washington Post và công ty du lịch vũ trụ Blue Origin.

Theo một chuyên gia phân tích, Amazon có thể sẽ trở thành “công ty nghìn tỷ USD đầu tiên” nếu cổ phiếu công ty này chạm mức 2.000 USD.

Trong khi đó, Bill Gates là người giàu nhất thế giới 18 năm trong 23 năm qua. Hai người từng vượt Gates là tỷ phú Mexico Carlos Slim of Mexico (vào năm 2010 và 2012) và nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett (vào năm 2008).

Jeff Bezos theo trường phái hoàn toàn đối lập với tỷ phú Bill Gates - người dành phần lớn thời gian và tiền bạc của mình cho hoạt động từ thiện trong suốt 25 năm qua. Nhà sáng lập Amazon ít trả lời phỏng vấn và phát biểu trước truyền thông, đặc biệt rất ít khi nói về việc làm từ thiện.

Trong khi Gates thành lập chương trình Giving Pledge khuyến khích các tỷ phú quyên góp ít nhất một nửa tài sản của mình cho hoạt động từ thiện và trong suốt đời mình tính tới 2016, Gates đã cho đi tổng cộng 32,9 tỷ USD, theo ước tính của Forbes, đến hết năm 2015, Bezos mới chỉ dành khoảng 100 triệu USD cho từ thiện. Ông cũng không tham gia chương trình trên của Gates.

Tuy nhiên, giống nhiều tỷ phú công nghệ khác, Bezos luôn đặt mục tiêu lớn nhất là thay đổi thế giới thay vì làm giàu. Ông đang theo đuổi nhiều dự án công nghệ tương lai, trong đó có tham vọng đưa con người vào vũ trụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…