Ông Donald Trump sẽ dựng lên rủi ro kinh tế lớn nhất thế giới năm 2018

Theo nhà phân tích kinh tế thế giới, lập trường chủ nghĩa bảo hộ và rào cản thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong các rủi ro lớn nhất cho kinh tế toàn cầu năm 2018.
Ông Donald Trump sẽ dựng lên rủi ro kinh tế lớn nhất thế giới năm 2018

Theo CNBC, Patrick Armstrong, giám đốc thông tin tại hãng Plurimi Investment Managers, cho biết: “Tôi nghĩ rằng trong năm 2018, một trong những rủi ro lớn nhất mà chúng ta đối mặt là chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuyển từ quan điểm bảo hộ sang chính sách bảo hộ thực sự. Tôi không nghĩ rằng họ rõ ràng có xu hướng đó song chắc chắn có nguy cơ”.

Ông Armstrong bình luận như trên sau khi giới làm luật Mỹ yêu cầu hãng AT&T chấm dứt quan hệ thương mại với hãng sản xuất điện thoại di động Huawei, theo Reuters. Vì lo ngại về an ninh, Mỹ cố gắng chặn việc Huawei tham gia sâu hơn vào thị trường nước này.

Chính quyền Mỹ cũng cố gắng ngăn trở một số thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hai nước, cũng với lý do an ninh quốc gia. Trong số này có việc chặn thỏa thuận bán MoneyGram cho hãng thanh toán Ant Financial của Trung Quốc.

Mỹ tích cực áp dụng đường lối bảo hộ thương mại, kinh tế từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức với lý do nước này đang thâm hụt thương mại đáng kể với một số quốc gia. Dữ liệu công bố hồi tuần trước cho thấy thặng dư của Đại lục với Mỹ đạt mốc cao nhất là 275,81 tỉ USD trong năm 2017. Trước đó, số liệu này đạt kỷ lục vào năm 2015 khi cán mốc 260,8 tỉ USD.

Tổng thống Mỹ là người đưa ra chính sách “American First” khi nhắc đến thương mại và đối ngoại. Ông chỉ trích Trung Quốc không ít khi nước này có thặng dư với nhiều đối tác quốc tế. Washington cũng cho rằng Bắc Kinh cố phá giá nhân dân tệ để đạt được lợi thế kinh tế. Dù vậy, theo chiến lược gia kinh tế vĩ mô Miranda Carr thuộc hãng Haitong, Mỹ đang dần “đuối lý”.

“Mỗi khi Mỹ cố gắng tấn công Trung Quốc bằng nhận định như “nội tệ của bạn đang bị định giá thấp”, thì Trung Quốc sẽ chỉ ra rằng nội tệ nước họ đang tăng để đáp trả lập luận của Mỹ. Trong ngành thép, xuất khẩu Trung Quốc giảm 30% khiến cuộc tranh luận với Mỹ về vấn đề này chấm dứt. Hiện họ đang chuyển sang vấn đề nhôm, song nếu Trung Quốc lại lần nữa hạ sản lượng nhôm, giảm xuất khẩu, áp lực sẽ biến mất”, bà Carr nói.

Tổng thống Mỹ sẽ nhận được kết quả đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ về nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc. Kết quả có thể thúc đẩy ông Trump đưa ra các biện pháp trừng phạt Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...