Pfizer Inc đầu tư hơn 2,5 tỷ USD để mở rộng sản xuất ở châu Âu

Pfizer Inc đang đầu tư hơn 2,5 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất thuốc của mình ở Bỉ và Ireland, với hy vọng thay thế lượng doanh thu bị sụt giảm vì bằng sáng chế hết hạn và doanh số bán vaccine Covid-19 giảm.

Pfizer Inc

Pfizer Inc cho biết họ có kế hoạch chi hơn 1,26 tỷ USD để mở rộng cơ sở sản xuất Puurs, Bỉ, và 1,24 tỷ USD sẽ được phân bổ cho nhà máy Dublin, Ireland. 

Trong thông cáo báo chí chính thức cho thấy, một số dự án liên quan đến khoản đầu tư được công bố ở Bỉ hiện đã được tiến hành, với một số khác dự kiến bắt đầu vào năm tới. Tại nhà máy ở Ireland, việc mở rộng được lên kế hoạch vào năm 2024 và hoàn thành vào 2027.

Nhà máy Pfizer Puurs ở Bỉ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất vaccine Covid-19 mà Pfizer đã phát triển cùng với đối tác người Đức BioNTech bằng công nghệ RNA thông tin (mRNA).

Doanh thu của Pfizer dự kiến ​​sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm nay - cao hơn gấp đôi so với mức trước đại dịch - nhờ vào vaccine Covid-19 và thuốc điều trị Paxlovid. Nhưng doanh số bán hàng liên quan đến Covid-19 dự kiến ​​sẽ giảm mạnh trong vài năm tới và Pfizer cũng phải đối mặt với việc mất quyền bảo vệ bằng sáng chế đối với một số loại thuốc bán chạy sau năm 2025, chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư Ibrance và thuốc trị viêm khớp Xeljanz.

Tuy nhiên, vào năm tới, Pfizer hy vọng sẽ có thể giới thiệu ra thị trường 19 loại thuốc mới, bao gồm các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng và chứng đau nửa đầu, cũng như vaccine phòng virus hợp bào hô hấp (RSV). Chia sẻ với Reuters, Giám đốc Cung ứng Toàn cầu của Pfizer Mike McDermott cho biết các sản phẩm mới được sản xuất tại hai nhà máy nói trên sẽ thuộc nhiều lĩnh vực trị liệu khác nhau bao gồm cả bệnh hiếm gặp, chứng viêm nhiễm và miễn dịch học. 

Khoản đầu tư lớn và tạo ra hàng nghìn việc làm ở châu Âu diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với khu vực khi các công ty phải vật lộn với chi phí năng lượng, lao động, nguyên liệu thô và tín dụng tăng cao, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế. Cuộc khủng hoảng hiện nay đã ảnh hưởng nặng nề đến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như phân bón và hóa chất, khiến một số nước phải chuyển hoạt động sản xuất sang các địa điểm có nhiều năng lượng giá rẻ hơn, chẳng hạn như Hoa Kỳ.

Pfizer cũng đã chi tiêu đáng kể để mở rộng năng lực sản xuất tại Hoa Kỳ. Nhà sản xuất thuốc có trụ sở tại New York đã công bố kế hoạch mở rộng các nhà máy ở Kalamazoo, Michigan, Rocky Mount, North Carolina và McPherson, Kansas. Công ty cũng sẽ chi gần 1 tỷ USD để tăng cường khả năng sản xuất các liệu pháp gen tại các địa điểm ở Massachusetts và Bắc Carolina (Mỹ).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…