Quân đội Iran chuẩn bị diễn tập, sử dung UAV quân sự quy mô lớn

Ngày 5/1/2021, tại miền trung Iran, quân đội nước này chuẩn bị tiến hành cuộc diễn tập “đồng bộ và quy mô lớn” sử dụng máy bay không người lái (UAV), với các đơn vị chiến thuật khác nhau.

Hãng thông tấn nhà nước IRNA cho biết, cuộc diễn tập UAV sẽ kéo dài hai ngày với sự tham gia của “hàng trăm UAV chiến đấu của lực lượng bộ binh, không quân và hải quân trên thao trường chung của tỉnh Semnan và những vùng khác nhau”.

Ngày 4/1, Phó Tư lệnh Lục quân Iran, thiếu tướng Mohammad-Hossein Dadras cho biết, Iran ngày nay trở thành siêu cường khu vực và thế giới trong lĩnh vực sản xuất UAV các loại.

Ông Dadras nhấn mạnh: Bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Iran đạt được tiến bộ lớn trong thiết kế, chế tạo và sản xuất các trang thiết bị quốc phòng khác nhau, đặc biệt có nhiều thành công vượt bậc trong lĩnh vực UAV.

Ông nhấn mạnh: Quân đội Cộng hòa Hồi giáo Iran luôn sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ những quốc gia và kẻ thù khu vực, nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ nâng cấp trang thiết bị quân sự và tổ chức các cuộc tập trận quân sự, đáp ứng những yêu cầu bức thiết bảo vệ Tổ quốc.

Bộ Quốc phòng Iran cũng cho biết, những UAV do Iran sản xuất có khả năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ “chiến đấu, giám sát, trinh sát, tình báo và chiến tranh điện tử”, có thể thực hiện các nhiệm vụ bay tầm xa và gần, thời gian dài hoặc các nhiệm vụ sử dụng một lần.

IRNA cho biết Quân đội Iran sẽ giới thiệu những “thành tựu” chế tạo UAV chiến đấu trong cuộc triển lãm với sự tham gia của các sĩ quan quân sự cấp cao.

Thông báo cuộc diễn tập được đưa ra vào trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Mỹ, chỉ một ngày sau khi Iran kỷ niệm một năm ngày tư lệnh trưởng Lực lượng Quds Qassem Soleimani bị ám sát.

Ngày 3/1/2021, Mỹ quyết định duy trì sự hiện diện của cụm tàu sân bay tấn công USS Nimitz trong vùng nước Vịnh Ba Tư nhằm đáp trả "mối đe dọa" của Iran khu vực.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller hôm 3/1 cho biết, ông đã thay đổi quyết định đưa tàu sân bay về nước từ Trung Đông và sẽ duy trì cụm tàu sân bay để thực hiện nhiệm vụ răn đe và sẵn sàng chiến đấu. Nguyên nhân của quyết định này là những lời đe dọa của Iran đối với Tổng thống Donald Trump và các quan chức chính phủ Mỹ khác.

Một quan chức Bộ Quốc phòng giấu tên, trả lời phỏng vấn của trang Al-Awsat cho biết, Nimitz sẽ là kỳ hạm trong các cuộc diễn tập quân sự với các đối tác trong khu vực trong thời gian tới. Cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn sẽ diễn ra trong khu vực trách nhiệm của Hạm đội 5 Mỹ, đóng tại Bahrain. Theo quan chức này, cuộc cuộc diễn tập duy trì và tăng cường khả năng lực lượng đồng minh, ứng phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng hoặc tình huống khẩn cấp trong khu vực.

Trước đó, đáp trả các cuộc diễn tập của Mỹ và đồng minh năm 2020, tháng 7 và tháng 9, Iran cũng đã tổ chức những cuộc diễn tập quy mô lớn.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...